1

Tại sao táo bón lại kèm theo đau lưng?

Táo bón là một vấn đề rất phổ biến. Đôi khi, táo bón còn kèm theo đau lưng và điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân tại sao hai vấn đề này lại xảy ra cùng nhau và cách điều trị.
Tại sao táo bón lại kèm theo đau lưng? Tại sao táo bón lại kèm theo đau lưng?

Các triệu chứng táo bón

Táo bón được định nghĩa là đại tiện không thường xuyên hoặc đại tiện khó. Tần suất đại tiện thông thường là 1 - 2 lần mỗi ngày nhưng đại tiện 3 – 4 lần/tuần vẫn được xem là bình thường. Khi chỉ đại tiện dưới 3 lần một tuần thì có thể coi là bị táo bón.

Ngoài đại tiện ít hoặc khó, táo bón còn có các triệu chứng khác như:

  • Phân cứng, nhỏ
  • Phải rặn mạnh mỗi khi đại tiện
  • Đau khi đi ngoài
  • Bụng luôn có cảm giác đầy chướng
  • Đau bụng

Khi bị táo bón, phân ứ lại ở một đoạn ruột già và khiến cho đoạn ruột này bị phình lên. Điều này có thể gây cảm giác khó chịu và đau âm ỉ ở bụng hoặc lưng hoặc cả hai.

Tại sao táo bón lại kèm theo đau lưng?

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón và đôi khi không thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra vấn đề này. Các nguyên nhân chính gây táo bón gồm có:

  • Cơ thể thiếu nước
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Lối sống ít vận động
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Tắc ruột
  • Ung thư đại trực tràng

Táo bón do đau lưng

Đau lưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc khối u đè lên tủy sống. Không ít bệnh lý trong số này còn gây táo bón.

Đau lưng do ứ phân

Ứ phân có thể gây đau thắt lưng. Ứ phân xảy ra khi phân khô mắc kẹt trong đại tràng hoặc trực tràng, tạo ra áp lực lên các phần ruột này và dẫn đến tình trạng đau lưng hoặc bụng.

Biện pháp trị táo bón và đau lưng

Chế độ ăn thiếu chất xơ và thiếu nước là những nguyên nhân gây táo bón phổ biến nhất. Trong trường hợp này, để trị táo bón thì cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống. Hãy cố gắng bổ sung nhiều chất xơ và nước để tăng khối lượng phân, làm mềm phân và dễ đi ngoài hơn. Nếu như không ăn được nhiều rau củ quả thì nên dùng thực phẩm chức năng để tăng lượng chất xơ.

Táo bón cũng có thể xảy ra sau khi bắt đầu một chế độ ăn kiêng hoặc dùng một loại thuốc mới. Hãy thử tạm ngừng ăn kiêng và trở về chế độ ăn bình thường xem tình trạng táo bón có cải thiện hay không hoặc uống bổ sung các chất bị thiếu trong chế độ ăn kiêng để giảm táo bón. Nếu đang dùng thuốc kê đơn thì không được tự ý ngừng mà phải thông báo cho bác sĩ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục táo bón phù hợp, chẳng hạn như kê thêm thuốc nhuận tràng, đổi sang loại thuốc khác không gây táo bón hoặc giảm liều lượng thuốc.

Một số phương pháp trị táo bón phổ biến gồm có:

  • Tập luyện đêu đặn: Hoạt động thể chất giúp thúc đẩy lưu thông máu và hỗ trợ chức năng đường ruột khỏe mạnh
  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu
  • Đại tiện vào một giờ cố định hàng ngày

Thuốc nhuận tràng không kê đơn có thể giúp trị táo bón tạm thời. Các loại thuốc này có cả dạng viên uống và viên đạn đặt hậu môn. Nếu bị táo bón mãn tính thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Nếu đã trị được táo bón nhưng vẫn bị đau lưng thì rất có thể hai vấn đề này không liên quan đến nhau và cần phải đi khám để xác định nguyên nhân gây đau lưng.

Tóm tắt bài viết

Táo bón có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể đi kèm đau lưng. Thông thường, thay đổi chế độ ăn uống và uống nhiều nước có thể làm giảm táo bón. Đôi khi, tình trạng đau lưng sẽ tự hết khi không còn táo bón nhưng nếu vẫn bị đau lưng thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị đau lưng thích hợp. Nếu bị táo bón và đau lưng nghiêm trọng thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: táo bón
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây