1

Liệu pháp hút áp lực âm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Cơ chế

  • Giảm lượng dịch từ khoảng kẽ, dịch có chứa các mảnh tế bào vỡ, các chất trung gian gây viêm và các thành phần tăng tính thẩm thấu thành mạch.
  • Dịch này làm kéo dài thời gian lành thương.
  • Tăng cung cấp lượng máu, cải thiện oxy và chất dinh dưỡng tại vết thương.
  • Giảm số lượng vi khuẩn.
  • Sức căng trên bề mặt vết thương do áp lực âm làm tăng tổng hợp protein và chất nền; tăng tân mạch và kích thích hình thành mô hạt.
  • Tác dụng hút cơ học trực tiếp làm co vết thương tương tự như tác động của cẳng tổ chức.

Kỹ thuật

Chuẩn bị hút vết thương

  • Vết thương được làm sạch và cắt lọc mô hoại tử một cách triệt để.
  • Chuẩn bị một miếng bọt xốp tương ứng vừa vết thương (hay nhiều mẩu đặt vào vết thương).
  • Miếng bọt xốp này không được che phần da còn nguyên vẹn để tránh làm da bị ẩm ướt.
  • Toàn bộ miếng bọt biển và vùng da xung quanh được che phủ bởi một phim không thấm nước trong suốt đặt lên trên. 
  • Đặt một ống dẫn lưu lên trên miếng xốp. Ống hút được gắn với máy hút. Điều chỉnh máy hút để tạo áp lực âm.

Cách tạo áp lực

  • Cách hút ngắt quãng (hút 5 phút, nghỉ 2 phút) được coi là kích thích mạnh mô hạt.
  • Cơ chế của hiện tượng này còn chưa rõ ràng, nhưng có thể do vi tuần hoàn hoặc đáp ứng tế bào luôn bị kích thích.
  • Hút ngắt quãng không phù hợp với các vết thương tiết dịch nhiều vì dịch tích lại trong giai đoạn không hút có thể làm giảm việc liền vết thương. 
  • Cách hút liên tục: ít gây đau hơn. Áp suất thấp 50 - 75mmHg có thể được sử dụng cho phẫu thuật ghép da hoặc loét tĩnh mạch, còn lại áp lực liên tục 125mmHg được sử dụng trong đa số trường hợp.

Chăm sóc trong quá trình hút

  • Băng dính trong suốt cho phép theo dõi các biểu hiện nhiễm khuẩn ở mép vết thương.
  • Thay băng 48h/lần, hoặc thường xuyên hơn ở vết thương nhiễm khuẩn. với mảnh da ghép có thể thay 4 ngày/lần.
  • Nếu có nhiều dịch qua dẫn lưu, cần kiểm tra albumin máu và bổ sung dinh dưỡng nếu cần vì dịch tiết chứa nhiều protein.

Biến chứng

  • Đau: đặc biệt là với các vết loét tĩnh mạch. 
  • Rối loạn dịch và điện giải trong vết thương do mất quá nhiều dịch Sự phát triển quá mức của mô hạt vào miếng bọt có thể dẫn đến chảy máu khi tháo băng.
  • Không tạo được tổ chức hạt để có thể tiến hành phẫu thuật.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây