1

Kỹ thuật lấy dị vật thực quản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Kỹ thuật

Ánh sáng: 

Dùng đèn mổ lớn

Tư thế: 

Bệnh nhân nằm ngửa, đặt 1 gối dưới vai, nghiêng đầu sang bên đối diện.

Phẫu thuật viên: 

Đứng bên mổ, phụ 1 đứng đối diện phẫu thuật viên, phụ 2 đứng phía đầu bệnh nhân.

Vô cảm: 

Gây mê hoặc tê tùy từng trường hợp

  • Tiền mê và gây mê toàn thân.
  • Tiền mê, gây tê tại chỗ.
  • Nên đặt một ống cao su 10 mm qua mũi vào thực quản để dễ phân biệt trong quá trình mổ.

Các thì phẫu thuật

Thì 1: Rạch da

  • Rạch da dài 10 cm dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm bắt đầu từ bờ trên sụn giáp đến khớp ức đòn, hoặc trên khớp ức đòn 1-2cm.
  • Rạch qua da và các cơ bám da, các tĩnh mạch cổ nông được cắt và buộc lại.
  • Tìm cân cổ nông, rạch cân cổ nông dọc trước cơ ức đòn chũm. Dùng sông lòng máng tiếp tục giải phóng bờ trước cơ ức đòn chũm, giải phóng cân cổ nông, dùng banh Farabơp kéo cơ ức đòn chũm ra ngoài.

Thì 2: Cắt lớp cân cổ giữa

  • Đầu tiên tìm các cơ dưới móng: ức móng, ức giáp, vai móng. Dùng sông lòng máng bóc tách các cơ này, cắt bỏ cùng với cân cổ giữa dọc từ trên xuống dưới.
  • Trong trường hợp có túi mủ bên thực quản, các cơ ức móng, ức giáp căng phồng lên, khi ta rạch qua cân cổ giữa mủ sẽ trào ra, hút sạch mủ.
  • Khi đến lớp cân cổ sâu ta thấy động mạch cảnh đập ở phía ngoài, dùng sông lòng máng bóc tách toàn bộ bó mạch cảnh, sau đó dùng Farabơp kéo bó mạch này ra ngoài.

Thì 3: Cắt và buộc các mạch máu giáp trạng.

Kéo tuyến giáp vào trong, kéo bó mạch thần kinh cảnh và cơ ức đòn chũm ra ngoài, giữa tuyến giáp và bó mạch thần kinh cảnh có các mạch máu sau:

  • Tĩnh mạch giáp trạng giữa đi từ tuyến giáp đến TMCT: Buộc lại và cắt.
  • Động mạch giáp trạng dưới ngang tầm C5 – C6, nên thắt động mạch này ở xa tuyến giáp vì động mạch này nuôi cả tuyến giáp và tuyến cận giáp và vì ở đây có dây quặt ngược bắt chéo qua động mạch sát tuyến giáp.

Thì 4: Rạch thực quản

  • Chỉ rạch thực quản lấy dị vật khi dị vật to quá không thể lấy qua đường miệng được. Nên rạch thực quản xa TK quặt ngược, tức là rạch ở phía sau bên thực quản.
  • Dùng dao rạch lớp thanh mạc và cơ, khi đến lớp niêm mạc dùng 2 kìm răng chuột cặp nâng lên ở 2 đầu, cắt lớp niêm mạc dọc theo đường rạch cơ rồi dùng kìm Kocher cong luồn vào trong lòng thực quản lấy dị vật. Trong trường hợp dị vật ở sâu nên cho hẳn ngón tay vào lòng thực quản để tìm dị vật.

Thì 5: Xử lý vết mổ.

  • Tuỳ tình trạng hố mổ và thực quản quyết định có khâu thực quản hay không. Nếu thực quản tổn thương nhẹ gọn ta khâu thực quản làm 2 lớp, lớp niêm mạc bằng chỉ lin, lớp cơ bằng catgut rồi đặt rồi đặt mèche dẫn lưu, khâu cơ ức đòn chũm và cơ dưới móng, sau đó để hở da hoặc khâu thưa da.
  • Thường ổ áp xe thực quản vỡ vào ngày thứ 6-7, nếu thấy thực quản mủn nát hoại tử, xung quanh có ổ mủ thì không khâu thực quản đồng thời để hở cả hố mổ rồi dùng mèche kháng sinh nhét đầy vào hố mổ.
  • Đặt sonde thực quản qua mũi để nuôi dưỡng bệnh nhân sau mổ.

Hậu phẫu

  • Trong 24 giờ đầu truyền dịch nuôi dưỡng.
  • Các ngày sau cho ăn hoàn toàn qua sonde. Có thể phải ăn qua sonde đến 1-2 tháng để chờ hố mổ liền lại.
  • Thay băng nhiều lần/ ngày trong trường hợp hố mổ nhều mủ.

Biến chứng sau mổ.

  • Viêm trung thất do trong khi mổ không chèn kỹ gạc phía trung thất, làm mủ tràn xuống: sau mổ sốt cao trở lại, mạch nhanh, đau ngực, trên X quang phổi thẳng thấy trung thất rộng ra.
  • Thủng vào màng phổi gây viêm màng phổi mủ.
  • Thủng động mạch cảnh do thành động mạch nhiễm trùng gây vỡ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 585 Lượt xem
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN 03:02
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
Viêm tai ứ dịch dễ gặp nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đa số trẻ được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng. Nhưng có đến 30 - 40% trong số đó...
 2 năm trước
 599 Lượt xem
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền 10:14
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền
Cắt amidan tại bệnh viện Thu Cúc được áp dụng công nghệ dao plasma plus hiện đại giúp giảm thiểu đau, chảy máu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA “BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA 03:14
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
 Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi...
 3 năm trước
 489 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?

Dầu ô liu là một trong những loại dầu ăn được sử dụng phổ biến nhất và là loại thực phẩm chính ở nhiều nước trên thế giới. Dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác. Thậm chí, dầu ô liu còn được sử dụng để loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây