Kỹ thuật chọc hút khí màng phổi cấp cứu
1. Kỹ thuật chọc hút khí màng phổi là gì?
Chọc hút khí màng phổi là 1 kỹ thuật cấp cứu, thường thực hiện ở các khoa hồi sức cấp cứu để xử trí ban đầu cho người bệnh bị tràn khí màng phổi. Là kỹ thuật quan trọng nhưng không phải khó thực hiện, là yêu cầu bắt buộc phải nắm rõ đối với các bác sĩ hồi sức cấp cứu.
Mốc giải phẫu: Vị trí các khoang liên sườn
2. Chỉ định, chống chỉ định chọc hút khí màng phổi cấp cứu
Chỉ định chọc hút khí màng phổi cấp cứu trong trường hợp:
- Tràn khí màng phổi tự nhiên tiên phát
- Tràn khí màng phổi áp lực
Chống chỉ định chọc hút khí màng phổi trong trường hợp:
- Không có chống chỉ định tuyệt đối
- Chống chỉ định tương đối:
- Tràn khí màng phổi thứ phát (thường mở dẫn lưu màng phổi)
- Tràn khí màng phổi do chấn thương không tăng áp lực
Chú ý khi có: Những bất thường như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu (cân nhắc lợi ích và nguy cơ). Nhiễm trùng da tại vị trí dự định chọc hút khí, (nên chọn vị trí da không bị nhiễm trùng)
3. Quy trình chọc hút khí màng phổi cấp cứu
Bước 1: Chuẩn bị:
- Người làm thủ thuật
- Dụng cụ: Dung dịch sát trùng da: cồn, iod, dụng cụ gây tê tại chỗ: Lidocain 2%, kim 25G, xilanh 5ml, găng, mũ, áo, khẩu trang vô trùng, toan vô trùng, dụng cụ theo dõi SpO2, kim chọc hút khí màng phổi, thường dùng loại 16-18G hoặc lớn hơn nếu cần, không nên dùng các loại kim có mũi vát quá nhọn dễ gây thủng và vỡ các bóng khí ở nhu mô phổi (tốt nhất dùng catheter chọc màng phổi chuyên biệt), dây dẫn gắn với khóa chạc 3, bơm tiêm hút khí loại 50-100ml hoặc máy hút các bình dẫn lưu, bộ mở màng phổi, nếu khi cần sẽ mở dẫn lưu màng phổi.
- Người bệnh: Giải thích cho về kỹ thuật để NGƯỜI BỆNH yên tâm, hợp tác, đo các chức năng sống (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2), kiểm tra phim XQ phổi, xác định chính xác bên bị tràn khí:
- Hồ sơ bệnh án: Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, giấy ký cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật của Người bệnh, gia đình Người bệnh, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
Bước 2: Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh ngồi tựa lưng vào ghế tựa hoặc nằm tư thế Fowler
- Khám và xác định vị trí tràn khí màng phổi, đối chiếu với phim XQ
- Sát trùng vị trí chọc
- Gây tê tại vị trí chọc ở chỗ giao nhau giữa khoang liên sườn II (hay III) và đường giữa xương đòn, hoặc khoang liên sườn IV (hay V) đường nách giữa.
- Lắp kim vào xilanh 5ml, đâm kim thẳng góc với mặt da ngay bờ trên xương sườn dưới (để tránh bó mạch thần kinh liên sườn)
- Vừa đâm kim vừa hút chân không đến khi vào đến khoang màng phổi (lực hút trên xylanh giảm đột ngột, Người bệnh ho do bị kích thích màng phổi), rút nòng trong, tiếp tục luồn vỏ ngoài vào
- Lắp chuôi catheter vào dây dẫn có gắn khóa chạc 3 hoặc ống cao su có kẹp kìm Kocher thay cho van
- Hút khí bằng bơm tiêm cho đến khi hút không ra gì (ngừng hút khi gặp kháng lực, Người bệnh ho). Đóng chạc 3 và cố định catheter
- Theo dõi người bệnh 6-8 giờ, chụp lại X quang phổi, nếu hết khí, Người bệnh hết khó thở có thể cho về nhà theo dõi.
- Nếu hút không hết khí, lắp vào máy hút liên tục
4. Tai biến có thể xảy ra
- Chảy máu và đau do chọc vào bó mạch thần kinh liên sườn
- Nhiễm trùng: Do thủ thuật thiếu vô trùng
- Tràn khí dưới da
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!