1

Không có nguy cơ cao loạn nhịp do dùng azithromycin trong một nghiên cứu đoàn hệ rất lớn ở Châu Âu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

WASHINGTON, DC- Sử dụng azithromycin (Zithromax/Zmax, Pfizer) đã liên quan đến nguy cơ loạn nhịp thất so với việc không dùng kháng sinh, nhưng nguy cơ này đã không còn nữa khi một nghiên cứu lớn ở Châu Âu đã so sánh việc dùng azithromycin với amoxicillin. 
Kết quả tìm thấy trên hơn 14 triệu bệnh nhân ngoại trú ở năm nước Châu Âu tham gia vào nghiên cứu Arrhythmogenic Potential of Drugs (ARITMO) được đăng trên tạp chí CMAJ ngày 18/4/2017.

Theo ý kiến của Dr Gianluca Trifirò (Erasmus University Medical Center, Rotterdam, the Netherlands and University of Messina, Italy) thì các kết quả cho thấy nguy cơ loạn nhịp thất khi dùng azithromycin gần như do tình trạng sức khỏe yếu kém của bệnh nhân khi bị bệnh nhiễm trùng hơn là do thuốc. Nguy cơ loạn nhịp thất do azithromycin gần như không đáng kể khi so sánh với các kháng sinh khác, dù ở bệnh nhân có nguy cơ cao, như bệnh nhân quá già hoặc quá trẻ, những người có tiền sử bệnh tim nên được giám sát kỹ khi dùng bất cứ kháng sinh nào.

Nhận xét về việc năm 2013 Cơ quan FDA Mỹ đã đưa ra cảnh báo an toàn về việc azithromycin có nguy cơ gây loạn nhịp có thể tử vong ở một số bệnh nhân khi dựa trên nghiên cứu ở năm 2012, Tiến sĩ Gianluca cho rằng có lẽ FDA đã muốn có sự thận trọng khi đưa ra cảnh báo nguy cơ rối loạn nhịp tim do azithromycin, để cân nhắc việc dùng rộng rãi thuốc kháng sinh này.
Hoàn toàn có thể hiểu được là nguy cơ tim mạch gia tăng do azithromycin đối với quần thể dùng thuốc tại Mỹ tham gia vào nghiên cứu và đã dẫn đến việc FDA lưu ý giữ nguyên giá trị cảnh báo nguy cơ ở quần thể đặc biệt đó, còn với các nhóm bệnh nhân khác thì nguy cơ không cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ không đáng kể các bệnh nhân ngoại trú người Châu Âu.

Azithromycin và Nguy cơ loạn nhịp ở Cộng đồng Châu Âu

Có những kết quả mâu thuẩn từ các nghiên cứu dịch tể học lớn nhằm vào nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và nguy cơ hiếm gặp hơn là loạn nhịp tim ở các bệnh nhân có dùng azithromycin. 

Để xác định nguy cơ loạn nhịp thất khi dùng azithromycin, nghiên cứu ARMITO đã phân tích dữ liệu của hơn 28 triệu bệnh nhân từ nguồn dữ liệu của bảy quẩn thể ở các nước Đan Mạch, Đức, Ý, Hà Lan, và Anh từ năm 1997 đến 2010.

Kết quả nghiên cứu đã xác định 14 triệu bệnh nhân người lớn ở độ tuổi đến 85 được kê đơn mới một kháng sinh (hầu hết từ các bác sĩ đa khoa) điển hình cho nhiễm trùng hô hấp hoặc tiết niệu. Các bệnh nhân bị loại trừ khỏi nghiên cứu nếu đã dùng một kháng sinh trong năm trước đó, có bệnh ung thư, hoặc đã được nhập viện.

Trong số các bệnh nhân nghiên cứu có 12.874 bệnh nhân đã có xuất hiện loạn nhịp thất, và mỗi trường hợp được ghép với 100 bệnh nhân đối chứng từ nguồn dữ liệu tương tự với cùng độ tuổi (sinh cùng năm), giới tính, và ngày bắt đầu dùng kháng sinh.

Các bệnh nhân ở hai nhóm (nhóm nghiên cứu và nhóm chứng) có độ tuổi trung bình là 64; một phần ba dưới 60 tuổi; 55% từ 60-79 tuổi; và 12% có tuổi từ 80-85. Hai phần ba là nam.

Khi so sánh với nhóm chứng, các bệnh nhân có xuất hiện loạn nhịp thất là hầu như gặp nhiều hơn các trường hợp rung thất, bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, mất cân bằng điện giải, cao huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên, có dùng các thuốc chống loạn nhịp trước đó, bệnh hô hấp mãn tính, đái tháo đường, béo phì, hoặc rối loạn chuyển hóa lipid hoặc đang dùng các thuốc có thể gây hạ kali máu hoặc kéo dài khoảng QT.

Trong số các bệnh nhân đã có xuất hiện loạn nhịp thất, có 1221 bệnh nhân có dùng kháng sinh lúc đố như: azithromycin (30 bệnh nhân), amoxicillin (165 bệnh nhân), hoặc kháng sinh khác (1026 bệnh nhân).

Việc dùng azithromycin có gây tăng nguy cơ loạn nhịp thất so với người không dùng kháng sinh, nhưng nếu so với người dùng amoxicillin thì nguy cơ này không có, sau khi hiệu chỉnh các loại yếu tố gây nhiễu, trong một phân tích gộp.

Các kết quả của các phân tích riêng biệt cho từng cơ sở dữ liệu đều tương tự nhau. Có khoảng chừng 8.07 trường hợp rối loạn nhịp thất có liên quan đến việc dùng azithromycin trên 100 000 người-năm so với người không dùng kháng sinh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây