1

KHI NÀO CHO BÉ ĐI NHÀ TRẺ LÀ THÍCH HỢP? CÁCH CHỌN TRƯỜNG ĐÚNG GOUT CỦA BÉ?

Nhiều cha mẹ quan tâm về việc khi nào bé đi nhà trẻ là thích hợp? Có rất nhiều nhà trẻ cùng với những phương pháp giáo dục khác nhau như PP giáo dục theo Steiner, Montessori và Reggio emilia. Liệu đâu là phương pháp tốt nhất cho bé?

KHI NÀO CHO BÉ ĐI NHÀ TRẺ?

LỢI ÍCH VÀ NGUY CƠ:

Đi nhà trẻ (mẫu giáo) là tạo một không gian xã hội khác gia đình, nơi đó vừa mang những lợi ích cho sự phát triển, cũng vừa mang những tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe.

VỀ LỢI ÍCH: bé có cơ hội giao tiếp xã hội, độc lập, học hỏi, vui chơi bài bản, khoa học.

VỀ NGUY CƠ: Gần đây, Gs.Bs. Saltz, BV New York, Mỹ cho biết: nhà trẻ cũng tiềm ẩn các nguy cơ như bệnh (cúm, và các bệnh nhiệt đới), stress (có sự liên quan giữa gia tăng tỷ lệ táo bón với tỷ lệ stress, tối về ngủ hay mơ và khó ngủ).

TUỔI NÀO LÀ THÍCH HỢP ĐI NHÀ TRẺ?

Nhiều nơi chấp nhận tuổi mẫu giáo là 2 tuổi và nhiều cha mẹ cho bé đi sớm hơn vì tính chất công việc của cha mẹ các bé. Ở Anh, chấp nhận các bé từ 3-4 tuổi là độ tuổi nên học mẫu giáo của các bé, tuy nhiên ở 1 số địa phương ở Scotland có thể chấp nhận 2 tuổi (nhưng rất hạn chế).

Theo báo cáo của Gs.Bs. Anna, chuyên gia tâm lý trẻ em cho biết: chưa có độ tuổi tốt nhất cho bé đi nhà trẻ. Theo Gs. Anna: "Độ tuổi hiện nay được các nước đồng ý, kể cả Mỹ, là phù hợp và mang nhiều lợi ích cho bé là 3 tuổi, nhưng tùy một số địa phương, tính chất công việc, và sự phát triển của trẻ mà có thể điều chỉnh sớm hơn, nhưng tốt nhất là không nhỏ hơn 2 tuổi."

Việc chọn độ tuổi thích hợp cho bé đi nhà trẻ là phụ thuộc vào sự phát triển não bộ và những kĩ năng giao tiếp tối thiểu của bé. Phải đạt được 2 điều này mới mang lại nhiều lợi ích cho việc đi mẫu giáo, nếu không sẽ mang nhiều tác hại hơn là lợi ích, đặc biệt về tâm lý của các bé.

Gs.Linda, ĐH de Montréal, chuyên gia cố vấn giáo dục sớm cho Bộ Giáo dục Canada cho biết 2 yêu cầu cần phải có của 1 trường mẫu giáo:

YÊU CẦU 1: Đó không phải là nơi học CHỮ hoặc VIẾT là chính. Điều này có nghĩa là nơi này học chữ và viết là phụ, vui chơi và các hoạt động xã hội, giao tiếp để phát triển kĩ năng cho các bé là chính. Học chữ và viết là dành cho tiểu học.

YÊU CẦU 2: Các chương trình giáo dục trên máy tính và TV là dưới 2 tiếng/ngày. Gs. Linda cho biết: "chúng tôi không khuyến khích dùng nhiều chương trình TV, video, hoặc game máy tính trong các trường mẫu giáo, dù là cho mục đích giáo dục vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng : việc gia tăng 1.5 giờ/ngày tương tác trên các thiết bị điện tử này ở các bé trên 2.5 tuổi thì sẽ giảm khả năng đọc hiểu và tư duy cho các bé khi bước vào lớp 1". Do đó, cha mẹ nên tìm các nhà trẻ ít sử dụng các thiết bị điện tử trong giảng dạy là tốt nhất, họ nên có những chương trình tương tác xã hội và giao tiếp với bé là chính.

DẤU HIỆU NÀO BIẾT TRẺ CHƯA SẴN SÀNG ĐI MẪU GIÁO?

Đi mẫu giáo sẽ là lợi ích nếu bé có đủ 2 yếu tố phát triển là não bộ và 1 vài kĩ năng giao tiếp tối thiểu.

Nếu bé có 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau đây là vẫn chưa nên cho đi nhà trẻ sớm, nên để 1 thời gian (2-3 tháng nữa) thì hãy quyết định.

*Nếu bé chỉ thích bám vào mẹ, ít hoạt động và ít chơi với các bé khác gần nhà, hoặc cả người thân khác ngoài mẹ

* Nếu bé vẫn chưa biết 1 số kĩ năng cơ bản như nói bập bẹ, biết kêu mẹ khi đi vệ sinh, biết tự mang giày, dép, quần, đầm (nhưng áo có thể chưa biết vì não bộ chi phối kĩ năng phần trên sẽ trễ hơn), biết tự nhai.

LÀM GÌ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH BÉ ĐI MẪU GIÁO

Tuần đầu tiên đi mẫu giáo có lẽ làm bé rất nhiều áp lực vì bé phải làm quen với nhiều cái mới và nhiều người lạ. Cha mẹ có thể làm giảm áp lực cho bé bằng các cách sau:

*Hãy giành 2 tuần trước ngày đi nhà trẻ để nói về các hoạt động trong lớp mẫu giáo sẽ có. VD như có cô giáo, có bạn học, có đồ chơi, con phải xin đi vệ sinh khi con mắc tiểu. Ở Anh, cha mẹ thường dẫn bé đến 1 số lớp mẫu giáo mà họ định cho bé học để xem và chơi cùng 10-15 phút để các bé quen dần không khí trước ngày đi mẫu giáo chính thức.

*Luôn hỏi bé về việc liêu con có chia sẻ đồ chơi với mẹ không khi chơi cùng bé ở nhà.

*Buổi sáng ngày đến trường thì khuyến khích bé tự mặc đồ, tự lấy balo, tự đánh răng và lấy món đồ chơi mà bé yêu thích muốn mang theo. Bạn đừng làm dùm bé.

*Đừng đến trường quá sớm, đợi có cô giáo và các bạn khác đã đến, nói với bé là bạn sẽ đến đón bé và tạm biệt bé nhẹ nhàng và bước đi nhanh, đừng nhìn lại. Bé sẽ sớm hòa nhập vào lớp, Theo những nghiên cứu, Gs. Anna nói: nếu bạn nhìn lại làm bé khó hòa nhập với lớp hơn, bé sẽ ngồi 1 góc chỉ ôm đồ chơi và chờ bạn đến đón.

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM

Theo xu hướng thế giới, tại VN cũng có một số phương pháp giáo dục đã có mặt như Steiner, Montessori và Reggio emilia. Vậy phương pháp nào là tốt nhất cho bé?

Theo Gs.Laura, chuyên gia giáo dục Bartimore, Mỹ cho biết: không có phương pháp giáo dục nào là tốt nhất, mà phải hỏi là phương pháp nào là phù hợp với bé.

Lời khuyên là cha mẹ nên đến trường tìm hiểu về phương pháp giáo dục, thiết bị trong lớp và dẫn bé đến học vài buổi thử trong lớp, để bé làm quen với dụng cụ sử dụng trong lớp. Bên cạnh đó bạn cũng xem xét cách mà bé vui thích và phát triển, trước khi quyết định phương pháp nào phù hợp với bé.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Hàng ngày nhỏ một giọt vitamin D vào đầu ti cho bé bú có đúng cách không?

Bé nhà em sinh vào đầu tháng 10. Em sinh thường. Tháng 10 nhiều mưa nên bé cũng ít được đi phơi nắng. Hàng ngày em nhỏ một giọt vitamin D3 của hãng Ostelin vào đầu ti cho bé bú. Em làm như vậy có đúng cách chưa và liều lượng có đủ cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  538 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

Có cách nào giúp trẻ 11 tháng chỉ nặng 6,5kg lớn khỏe hơn?

Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1524 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2827 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc 00:11
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc
Chỉ 40 suất cho khóa học ngày 10/4>>> Liên hệ hotline: 0932 232 017
 3 năm trước
 773 Lượt xem
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con 00:06
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con
Theo dõi thai kỳ, vượt cạn và thăm khám sau sinh cùng các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm từ Sản Tư, Sản HN..>> Ghi dấu những khoảnh khắc...
 3 năm trước
 464 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 751 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây