1

Kết quả đo độ cứng của gan sau siêu âm đàn hồi mô gan (Fibrosis)

Phương pháp siêu âm FibroScan là phương pháp siêu âm có thể đánh giá độ cứng của gan và độ nhiễm mỡ gan mà không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh và có tính chính xác cao.

 

1. Phương pháp siêu âm đàn hồi mô gan FibroScan

Phương pháp siêu âm FibroScan là một cuộc cách mạng trong việc đưa ra kết quả siêu âm đàn hồi mô gan, nhằm đánh giá mức độ xơ gan hóa và gan nhiễm mỡ. FibroScan có khả năng đo đồng thời mức độ xơ hóa và nhiễm mỡ của gan bằng cách tính toàn từ tín hiệu siêu âm trong phép đo độ cứng dựa trên thông số giảm âm được kiểm soát.

Phương pháp FibroScan có những ưu điểm nổi bật có thể thay thế sinh thiết gan trong chẩn đoán mức độ và giai đoạn của xơ gan. Không xâm lấn, không gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh mà độ chính xác tương đương với sinh thiết gan.

FibroScan đánh giá độ cứng của gan bằng cách đo tốc độ của các sóng biến dạng đàn hồi trong nhu mô gan được tạo thành bởi một xung động cơ học bên ngoài, nhờ một bộ rung có tần số 50 Hz và tốc độ sóng biến dạng được đo bởi một đầu dò siêu âm một chiều tần số 3,5 Hz. Tốc độ sóng biến dạng lan truyền liên quan trực tiếp đến độ cứng của môi trường mà nó đi qua. Tốc độ lan truyền của sóng biến dạng ở các mô cứng cao hơn ở các mô mềm.

Độ đàn hồi của gan được thể hiện bằng đơn vị kPa (kilopascals) dao động từ 2,5 - 75 kPa và được đo trong khoảng độ sâu từ 25mm đến 65 mm với đường kính 1cm. Điều này có nghĩa là thể tích gan được đánh giá bởi FibroScan lớn gấp 100 lần thể tích gan được kiểm tra bởi sinh thiết gan. Kết quả của độ đàn hồi gan (E) là giá trị trung vị của ít nhất 10 lần đo hợp lệ.

Kết quả đo độ cứng của gan sau siêu âm đàn hồi mô gan (Fibrosis)
Phương pháp FibroScan có những ưu điểm nổi bật có thể thay thế sinh thiết gan trong chẩn đoán mức độ và giai đoạn của xơ gan

2. Ý nghĩa lâm sàng siêu âm đàn hồi mô gan bằng phương pháp FibroScan

2.1 Ý nghĩa lâm sàng của các kết quả đo mức độ xơ hóa gan

Mức độ xơ gan hóa được đo bằng FibroScan thông qua độ cứng của gan. Giá trị cắt của độ cứng của gan ở các bệnh gan mạn được thể hiện bằng đơn vị kPa tương ứng với các mức độ xơ hóa gan.

Sự xơ hóa gan được chia thành 5 mức độ theo phân loại của Metavir, đó là:

  • F0: không xơ hóa
  • F1: xơ hóa nhẹ
  • F2: xơ hóa có ý nghĩa: xơ lan tỏa đến các vùng gan quanh mạch máu
  • F3: xơ hóa nặng: xơ trải rộng và có sự nối các vùng gan bị xơ với nhau
  • F4: xơ gan hoặc xơ hóa gan tiến triển.

Độ cứng của gan đo bằng FibroScan ở các mức độ xơ gan có thể thay đổi phụ thuộc vào nguyên nhân của các bệnh gan mạn. Do đó, việc giải thích kết quả tốt nhất được thực hiện trong sự kết hợp với các thông số:

  • Hóa sinh (AST, ALT, AST/ ALT, Albumin, Albumin/Protein toàn phần,...)
  • Huyết học (số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, INR,...)
  • Các triệu chứng lâm sàng khác

Vì thế kết quả phải được đọc bởi bác sĩ có kinh nghiệm về các bệnh gan mạn.

Độ cứng của gan được tính bằng kPa, các thanh ngang biểu thị mức độ xơ gan biểu thị bằng F, được chia thành 9 mức độ, biểu thị bằng 9 màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào vào nguyên nhân gây xơ gan:

  • Viêm gan virus B
  • Đồng nhiễm HCV-HIV
  • Viêm gan C tái phát sau ghép gan
  • Viêm gan virus C
  • Các bệnh ứ mật mạn
  • Xơ gan do rượu
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
Kết quả đo độ cứng của gan sau siêu âm đàn hồi mô gan (Fibrosis)
Mức độ xơ gan hóa được đo bằng FibroScan thông qua độ cứng của gan

Theo kết quả nghiên cứu độ cứng của gan ở bệnh nhân xơ gan mất bù lâm sàng cao hơn bệnh nhân xơ gan còn bù.

Các nhóm xơ hóa gan F2, F3 và F4 ở bệnh nhân tắc mật có độ cứng của gan trung bình tương ứng là: F2= 9,10 ± 3,30 kPa, F3= 11,02 ± 3,31 kPa và F4= 22,86 ± 12,43 kPa. Độ cứng khác nhau một cách có ý nghĩa giữa các nhóm F2 và F4 với P = 0,002, giữa nhóm F3 và F4 với P = 0,000. Tuy nhiên, không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa F2 và F3 (P = 0,593). Diện tích dưới đường cong AUROC của các độ cứng ≥ F4 là 0,866.

Giá trị cắt của độ cứng gan cho các mức độ xơ gan ≥ F4 là 15,15 kPa với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính (+), và giá trị dự đoán âm tính (-) tương ứng là 0,857, 0,917, 0,750 và 0,957.Sử dụng phương pháp FibroScan trong việc đánh giá hiệu quả điều trị viêm gan virus B và C, thấy rằng độ cứng của gan giảm sau khi điều trị bằng thuốc kháng virus.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan tăng song song với độ cứng của gan. Nguy cơ phát triển biểu mô ung thư càng cao ở những bệnh nhân có giá trị FibroScan càng cao. Giá trị độ cứng của gan có thể được xem như một yếu tố nguy cơ độc lập của sự phát triển ung thư biểu mô tế bào gan

2.2 Ý nghĩa lâm sàng của các kết quả đo mức độ nhiễm mỡ gan trên FibroScan

Phương pháp FibroScan không gây xâm lấn có thể được sử dụng để đánh giá một cách định lượng mức độ nhiễm mỡ của gan. Độ nhiễm mỡ gan trung bình (tính theo CAP) hoặc trung vị ở bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đo bằng FibroScan theo một số tác giả.

Khác với độ cứng của gan, độ nhiễm mỡ gan (CAP) không bị ảnh hưởng bởi mức độ viêm gan (r = -0,025, P >0,05), xơ gan (r = 0,068, P >0,05) hoặc nguyên nhân của bệnh gan.

Các giá trị cắt tối ưu để chẩn đoán gan nhiễm mỡ ở các mức độ S1, S2 và S3 tương ứng là 219,5, 230,0 và 283,5 dB/m. Các giá trị cắt của độ nhiễm mỡ của gan (CAP) ở các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ với các mức độ ≥5%, ≥34% và ≥67% tương ứng là 253, 285 và 310 dB/m. Độ chính xác (diện tích dưới đường cong: AU ROC) của độ nhiễm mỡ của gan (CAP) ở các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ với các mức độ ≥5%, ≥34% và ≥67% tương ứng là 0,92, 0,92 và 0,88.

Siêu âm đàn hồi mô gan bằng phương pháp FibroScan có thể dễ dàng phát hiện những bệnh nhân mắc xơ gan và gan nhiễm mỡ. Không có sự khác nhau có ý nghĩa được thấy giữa nhóm bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu và nhóm nhiễm virus viêm gan B mạn ở mỗi mức độ gan nhiễm mỡ

Kết quả đo độ cứng của gan sau siêu âm đàn hồi mô gan (Fibrosis)
Bệnh nhân tiểu đường type 2 có tỷ lệ mắc bệnh gan cao hơn bình thường

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ hóa gan tiến triển cao. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 có gan nhiễm mỡ và xơ hóa gan tương ứng là 78,2% và 17,7%.

Đo độ cứng của gan sau siêu âm đàn hồi mô gan bằng phương pháp FibroScan cho thấy được mức độ và giai đoạn của tình trạng xơ gan và gan nhiễm mỡ. Phương pháp FibroScan đem lại kết quả chính xác tương đương với sinh thiết gan, với những ưu điểm nối bật như thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà giá thành rẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây