1

Hình ảnh tràn khí màng phổi trên xquang

Tràn khí màng phổi là một tình trạng rối loạn hô hấp phổ biến, xảy ra trong nhiều bệnh lý khác nhau và có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào. Chụp X quang tràn khí màng phổi là một phương pháp giúp chẩn đoán xác định tình trạng này.

1. Tìm hiểu về tràn khí màng phổi

1.1 Giải phẫu và sinh lý màng phổi

Về giải phẫu, màng phổi là 2 lớp thanh mạc bao quanh phổi, bao gồm:

  • Lá thành: Là bộ phận che phủ mặt trong lồng ngực, vị trí mặt trên cơ hoành, các cấu trúc trung thất;
  • Lá tạng: Dính chặt vào mặt ngoài nhu mô phổi, lách vào khe gian thùy phổi.

Ở rốn phổi, lá tạng quặt ngược ra để tạo sự liên kết với lá thành. Giữa 2 màng phổi là khoang màng phổi chứa dịch lỏng.

Về sinh lý, bình thường lá thành và lá tạng gần như áp sát nhau, chỉ cách nhau một lớp dịch mỏng giúp giảm ma sát khi chúng trượt lên nhau ở thời điểm phổi và lồng ngực co giãn. Bình thường sẽ không có khí hiện diện trong khoang màng phổi. Khi chúng ta hít vào, thể tích lồng ngực sẽ tăng lên, lá thành đi theo lồng ngực tách khỏi lá tạng, tạo nên một áp lực âm trong khoang màng phổi, có tác dụng kéo giãn phổi. Lá tạng cùng nhu mô phổi phải nở ra nhằm cân bằng áp lực trong khoang màng phổi.

 

1.2 Tràn khí màng phổi là gì?

 

 

Tràn khí màng phổi là tình trạng có không khí lọt vào giữa 2 lá màng phổi, làm xẹp phổi. Không khí có thể đi vào khoang màng phổi theo 1 trong 3 con đường:

  • Qua đường thở, phế nang vào màng phổi do nguyên nhân rách lá tạng;
  • Qua thành ngực, cơ hoành, trung thất hoặc thực quản ở trường hợp có vết thương xuyên thành ngực;
  • Do các vi sinh vật trong khoang màng phổi sản sinh không khí.

Tràn khí màng phổi được phân thành 2 loại:

  • Tràn khí màng phổi tự phát: Không phải do nguyên nhân chấn thương hoặc vết thương ngực gây ra;
  • Tràn khí màng phổi do chấn thương: Do chấn thương, vết thương hay các thủ thuật như hồi sức tim phổi, chọc và sinh thiết phổi - màng phổi, đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn.

Triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân tràn khí màng phổi là khởi phát đột ngột, đau ngực dữ dội, khó thở, ngột ngạt, có thể ho khan. Bệnh nhân có thể bị sốt. Với trường hợp bị tràn khí màng phổi nhiều, người bệnh bị khó thở nặng, có biểu hiện suy hô hấp cấp (tím tái, mạch nhanh, tụt huyết áp, vật vã,...).

Các phương pháp chẩn đoán tràn khí màng phổi gồm: Khám lâm sàng, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, soi màng phổi,...

Hình ảnh tràn khí màng phổi trên xquang
Tràn khí màng khổi tự phát

 

2. Phương pháp chụp X-quang chẩn đoán tràn khí màng phổi

2.1 Chụp X-quang là gì?

X-quang là một loại tia bức xạ năng lượng cao. Máy chụp X-quang là thiết bị phát ra các chùm tia X có bức xạ cao. Các tia X này sẽ đi xuyên qua các mô mềm, các thành phần dịch trong cơ thể, thu được hình ảnh các bộ phận như tim, phổi, xương, mạch máu,... Thông qua hình ảnh được thu lại, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán các tình trạng bệnh cho bệnh nhân.

Về quy trình chụp X-quang: Các kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân ngồi, nằm hoặc đứng tùy thuộc vào máy chụp. Phía sau bộ phận cần chụp được đặt phim X-quang. Máy chụp sẽ chiếu tia X đi xuyên qua cơ thể, khi tia X gặp phim X-quang sẽ tạo ra hình ảnh. Càng có nhiều tia X chiếu đến phim thì hình ghi lại sẽ càng đen. Theo đó, những bộ phận cơ thể đặc sẽ tạo thành vùng màu trắng, còn phần cơ thể rỗng hoặc đầy khí sẽ cho hình ảnh đen. Hình ảnh ghi lại các mô mềm như tạng đặc hoặc cơ trong cơ thể thường có màu xám. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đọc phim X-quang và chẩn đoán.

 

Hình ảnh tràn khí màng phổi trên xquang
Chụp X quang cho phép chẩn đoán bệnh tràn khí màng phổi

 

2.2 Hình ảnh tràn khí màng phổi trên X-quang

X-quang ngực là kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ tràn khí màng phổi. Hình ảnh tràn khí màng phổi X Quang là: Hình ảnh tăng sáng không có vân của phổi, phổi bị ép lại, nhìn thấy đường viền lá tạng rõ nét, đôi khi thu nhỏ lại thành một cục giống với khối u ở vùng rốn phổi, gian sườn bị giãn, vòm hoành hạ thấp, đẩy tim và trung thất.

Chụp X quang tràn khí màng phổi có thể bị hạn chế nếu người bệnh được chụp ở tư thế nằm, nửa nằm nửa ngồi hoặc tràn khí ít. Với trường hợp không nhìn rõ hình ảnh tràn khí màng phổi trên phim chụp X-quang mà vẫn nghi ngờ tràn khí hoặc tràn khí ít thì nên chỉ định chụp X-quang bệnh nhân ở tư thế ngực thẳng và thở ra tối đa sẽ phát hiện rõ ràng hình ảnh tràn khí màng phổi.

Khi chụp X-quang cần phân biệt tràn khí màng phổi với bóng khí phế thũng lớn bởi nếu dẫn lưu nhầm bóng khí phế thũng thì có thể gây rò phế quản - màng phổi. Trên phim chụp X-quang, tràn khí màng phổi có đặc điểm bờ lá tạng lồi về thành ngực. Ngược lại, trên phim chụp X-quang, bóng khí phế thũng có đặc điểm bờ lá tạng lõm về thành ngực.

Lưu ý: Nhiều trường hợp tràn khí màng phổi cần kết hợp chụp X-quang với chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để xác định chẩn đoán.

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán tràn khí màng phổi chính xác, đơn giản, dễ thực hiện. Khi được chỉ định chụp X-quang, bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn chi tiết của nhân viên y tế để thu được kết quả chẩn đoán chính xác.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
  • Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí

Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  471 lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây