Hình ảnh của gan nhiễm mỡ trên siêu âm
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong tế bào gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ từ 2-4%. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5-10%, nhiễm mỡ mức độ vừa khi lượng mỡ trong gan chiếm 10-25%, nhiễm mỡ mức độ nặng khi lượng mỡ trong gan vượt quá 30%.
2. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
Các nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ có thể được chia thành 2 nhóm chính đó là gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu:
2.1 Gan nhiễm mỡ do rượu
Tình trạng nghiện rượu mạn tính sẽ làm tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan, dẫn đến mỡ bị ứ lại trong gan.
2.2 Gan nhiễm mỡ không do rượu
Gan nhiễm mỡ không do rượu gồm nhiều nguyên nhân như: Thừa cân, béo phì, bệnh đái tháo đường, tăng mỡ máu, tác dụng phụ của một số loại thuốc như Aspirin, steroids,...
- Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết gây nguy cơ gan nhiễm mỡ. Tình trạng béo phì càng nặng thì mức độ gan nhiễm mỡ cũng nặng hơn.
- Đái tháo đường: Gan nhiễm mỡ là tình trạng rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp II do có sự rối loạn chuyển hóa chất béo.
- Tăng mỡ máu: Tăng mỡ máu thường kèm theo tình trạng gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao.
Gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể cảm thấy bụng hơi ấm ách và khó chịu. Khi tình trạng gan nhiễm mỡ tiến triển, lượng mỡ trong gan quá nhiều, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Buồn nôn, đầy bụng, ăn uống kém, sụt cân, mệt mỏi, vàng da,...Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ sẽ diễn biến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan, gây đe dọa tính mạng người bệnh.
3. Hình ảnh của gan nhiễm mỡ trên siêu âm
3.1 Siêu âm gan là gì?
Để chẩn đoán xác định bệnh gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp, hỏi về tiền sử bệnh, chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh,... Do có chi phí thấp, an toàn, đồng thời có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện gan nhiễm mỡ nên siêu âm gan là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông dụng, thường được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng.
Khi thực hiện siêu âm gan, bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm với dụng cụ phát sóng siêu âm áp vào phía bên phải vùng bụng của người bệnh để quan sát hình ảnh của gan.
Những hình ảnh này được hiển thị qua màn hình, giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương ở gan. Siêu âm gan có thể phân định được các thùy gan, phân thùy và hạ phân thùy. Tổn thương gan được phát hiện trên siêu âm dựa trên mối liên quan với động mạch chủ với tĩnh mạch dưới, tĩnh mạch trên và tĩnh mạch cửa của gan.
3.2 Hình ảnh của gan nhiễm mỡ trên siêu âm
Bệnh gan nhiễm mỡ được phát hiện trên siêu âm chủ yếu dựa vào các triệu chứng như tăng độ sáng tại các vùng khác nhau của gan hoặc tăng độ sáng của mô gan khiến cho đường bờ của các cấu trúc mạch máu bị mờ đi.
Trên hình ảnh siêu âm, hình thái gan sẽ xuất hiện những đốm sáng rải rác hoặc tập trung thành từng khu. Tình trạng này sẽ có sự khác nhau tùy theo mức độ nhiễm mỡ gan ở từng người. Khi gan bị nhiễm mỡ, bác sĩ siêu âm sẽ không nhìn thấy hoặc thấy không rõ hệ thống mạch bên ngoài trên gan.
Bên cạnh đó, độ hồi âm của gan bình thường bằng hoặc tăng nhẹ so với vỏ thận hoặc lách. Khi gan bị nhiễm mỡ, hồi âm của gan sẽ vượt trội so với vỏ thận và lách, đồng thời có sự suy giảm của sóng siêu âm, mất sự rõ nét của cơ hoành và phân định nghèo nàn các cấu trúc trong gan.
3.3 Đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ trên siêu âm gan nhiễm mỡ
Bác sĩ có thể đánh giá mức độ gan nhiễm mỡ dựa vào hiện tượng tăng độ sáng của nhu mô gan trên hình ảnh siêu âm gan như sau:
- Mức độ 1: gan tăng âm nhẹ, mức độ hút âm chưa có sự thay đổi đáng kể, vẫn còn xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan.
- Mức độ 2: gia tăng sự lan tỏa độ hồi âm và hút âm, khả năng xác định được bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành đã giảm đi nhiều.
- Mức độ 3: gia tăng rõ rệt mức độ hồi âm và hút âm, không còn nhận diện được đường bờ các tĩnh mạch trong gan, cơ hoành, một phần nhu mô gan ở phân thùy sau gan phải trên mặt cắt dưới sườn.
Siêu âm gan nhiễm mỡ giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương gan, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
4. Độ chính xác của siêu âm gan nhiễm mỡ
Do có nhiều ưu điểm như độ an toàn cao, chi phí thấp, độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nên siêu âm gan nhiễm mỡ là phương pháp được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.
Tuy nhiên, do siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phụ thuộc vào mắt nhìn của bác sĩ nên có tính chủ quan cao. Kết quả chẩn đoán có thể không chính xác nếu bác sĩ siêu âm thiếu kinh nghiệm hoặc cài đặt máy không đúng.
Bên cạnh đó, siêu âm gan không phân biệt được gan nhiễm mỡ đơn thuần hay thoái hóa mỡ gây viêm gan. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp CT hoặc MRI,..
Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.
Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.