1

Herpes virus - bệnh viện 103

HERPES VIRUS

Herpesvirus là các virus gây các nốt phồng và loét trên niêm mạc da ở mép miệng, họng, bộ phận sinh dục, giác mạc, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến gây bệnh nặng như viêm màng não, não.

1. Đặc điểm sinh học

  • Virus hình khối đa diện, đường kính 170 – 200mm.
  • Herpesvirus là các virus có chứa lõi là ADN được bao bọc bởi vỏ là capsid có chứa 162 capsome. Bên ngoài capsid có bao ngoài thường có nguồn gốc là màng tế bào chủ bị ký sinh.
  • Nuôi cấy: Herpesvirus có thể được nuôi cấy trên tế bào ở người như tế bào phôi người (tổ chức phổi), tế bào thận của thỏ, HEP-2, A549. Người ta có thể cấy virus vào màng niệu phôi gà, tiêm vào não chuột nhắt trắng gây viêm não virus hoặc cấy vào giác mạc thỏ gây loét giác mạc.
  • Sức đề kháng: Herpesvirus có sức đề kháng không cao, ở 56oC bị huỷ sau 30 phút, các dung môi hữu cơ như ether, phenol, clorofoc, formalin diệt nhanh virus, ở nhiệt độ lạnh virus tồn tại được khá lâu.

Kháng nguyên: dựa vào kháng nguyên vỏ capcid người ta chia ra thành các type khác nhau, cho đến nay người ta đã biết có 8 type:

  • Herpes simplex Virus type1      (HSV-1, còn gọi là HHV-1)
  • Herpes simplex Virus type2      (HSV-2, còn gọi là HHV-2)
  • Varicella -Zoster virus (VZV, còn gọi là HHV-3)
  •  Epstein Barr virus (EBV, còn gọi là HHV-4
  • Cytomegalovi rus (CMV, còn gọi là HHV-5)
  • Human Herpesvirus 6                        (HHV-6)
  • Human Herpesvirus 7                        (HHV-7)
  • Human Herpesvirus 8                        (HHV-8)

Nhiễm trùng Herpes là nhiễm trùng chậm. Virus thường đi sau một bệnh  nhiễm khuẩn cấp tính. Các tác nhân kích hoạt virus như: stress, caffein và ánh sáng mặt trời là tác nhân gây tái phát Herpesvirus.

2. Khả năng gây bệnh

Tuỳ theo loại virus gây nên các bệnh cảnh khác nhau, trong số 8 type virus Herpes kể trên, HSV là virus có khả năng gây bệnh cao và gây nhiều thể bệnh lâm sàng khác nhau.

2.1. Herpes Simplex virus (HSV)

Nhiễm trùng do HSV rất phổ biến, 80% ở người lớn nhiễm HSV-1 và 20% nhiễm HSV- 2. Hầu hết các trường hợp nhiễm HSV là không triệu chứng, Bệnh do HSV chia làm 2 thể: thể nguyên phát (nhiễm Herpes lần đầu) và thể tái phát (tái hoạt động của virus).

Thời kỳ ủ bệnh 2 -11 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh nhân có thể cảm thấy sốt nhẹ, đau rát vùng tổn thương. Tuỳ theo vị trí có thể chia ra các thể khác nhau:

– Herpes miệng (oral Herpes): Herpes miệng rất thường gặp nhưng không hoàn toàn do HSV-1. Thời kỳ ủ bệnh 2-14 ngày. Tổn thương ban đầu là nốt viêm đỏ, loét trong niêm mạc miệng. Vết loét này có thể lan rộng ra thành từng đám lớn ở trong miệng. Bệnh nhân cảm giác rất đau, khó chịu, ăn uống kém. Vết loét có thể lan tới lợi, thành sau họng, hầu. Đặc biệt một số tổn thương ở môi nhất là vùng ranh giới giữa da và môi tạo thành đám mụn nước, loét, chảy dịch, ngứa và rát.

– Herpes sinh dục (genital Herpes): Herpes sinh dục chủ yếu do HSV-2 gây ra chiếm >70%, 30% còn lại do HSV-1. Nhiễm Herpes sinh dục chủ yếu là không triệu chứng. Tổn thương hay gặp trong Herpes sinh dục và nốt loét ở đường sinh dục.

Herpes sinh dục hay gặp ở phụ nữ. Tổn thương ở tử cung, niêm mạc âm đạo hoặc cả hai. Tổn thương loét niệu đạo có thể gặp ở cả nam và nữ. Tỷ lệ tái phát của Herpes sinh dục rất cao, tuy nhiên triệu chứng của tái phát thường không nặng như tổn thương lần đầu.

– Herpes sơ sinh (neonatal Herpes): trẻ bị Herpes chủ yếu do lây nhiễm từ mẹ sang con. Tỷ lệ lây nhiễm mẹ con xảy ra ở 50% các trường hợp, tỷ lệ này có thể giảm nếu trước khi mang thai mẹ đã được điều trị hoặc mẹ ít bị tái phát.

– Herpes não (HSV encephalitis): viêm não do Herpes thường hiếm gặp nhưng là một bệnh nặng với tỷ lệ tử vong xấp xỉ 70%. Bệnh này do HSV-1 gây bệnh ở trẻ sơ sinh, HSV- 2 chủ yếu gây viêm não trẻ nhỏ và người lớn.

– Viêm kết mạc Herpes (ocular Herpes): chủ yếu là thể viêm loét kết giác mạc, tổn thương diễn biến nhanh, dễ dẫn đến loét hoặc thủng giác mạc nếu không điều trị kịp thời.

2.2. Varicella – Zostervirus (VZV) (virus thủy đậu-zona)

  • Thuỷ đậu và Zona là những bệnh ở người với sự xuất hiện của những mụn nước ở ngoài da và niêm mạc. Bệnh này có thể có diễn biến nặng ở người giảm sức đề kháng.
  • Nguyên nhân của 2 bệnh này thực chất do một loại virus gây ra gọi là Varicella- Zostervirus. Biểu hiện lâm sàng là bệnh thuỷ đậu (Varicella) ở trẻ em và bệnh Zona (Zoster) ở người lớn.
  • Bệnh thuỷ đậu là bệnh diễn biến cấp tính ở trẻ nhỏ trong khi bệnh Zona là bệnh được coi là sự tái hoạt động của virus thuỷ đậu. Trên 90% ngưòi lớn có kháng thể với VZV. Nhiễm virus chủ yếu là ở thể nhiễm trùng không triệu chứng.

Bệnh thuỷ đậu (Varicella)

  • Đường xâm nhập của virus là đường hô hấp, virus đầu tiên xâm nhập vào đường hô hấp trên.
  • Từ đó virus xâm nhập và lưu hành trong máu. Sau nhiều chu kỳ sao chép để tăng số lượng và cuối cùng virus đến cư trú tại da và tổ chức dưới da.
  • Tại đây virus phát triển tạo thành các mụn nước và mụn mủ.
  • Biểu hiện lâm sàng lúc đầu có thể có sốt, ho, sau đó 2 – 3 ngày xuất hiện các mụn nước. Mụn nước này có thể xuất hiện ở một vài nơi như mặt, cổ, ngực và bụng.
  • Đôi khi mụn nước có thể bị lan ra khắp cơ thể. Mụn nước nếu bị bội nhiễm có thể hoá mủ, nếu không bị nhiễm khuẩn mụn nước sẽ khô và khỏi sau 5 – 7 ngày, không để lại sẹo.
  • Sau khi khỏi bệnh có miễn dịch bền vững.

Bệnh Zonna (Zoster)

  • Bệnh Zonna giống thuỷ đậu ở tổn thương dạng mụn nước nhưng khác thuỷ đậu là mụn nước mọc thưa và rất đau, thường xuất hiện dọc theo đường đi của các dây thần kinh và chỉ gặp ở người lớn.
  • Hiện nay người ta cho rằng sự tái hoạt động của virus thuỷ đậu gây ra bệnh Zonna ở người lớn.
  • Các virus này tồn tại ở dạng ẩn ở tổ chức hạch. Khi có điều kiện thuận lợi virus tái hoạt động và gây viêm da và thần kinh.
  • Miễn dịch: VZT là loại virus gây nên 2 bệnh khác nhau nên việc nhiễm thuỷ đậu ở trẻ có khả năng đề kháng cao với bệnh Zonna ở người lớn. Tuy nhiên có một tỷ lệ nhất định trẻ em bị thuỷ đậu nhưng vẫn bị Zonna khi lớn nhưng mức độ nhẹ hơn.

3. Chẩn đoán

  • Thu thập bệnh phẩm từ các mụn nước bằng tăm bông, làm tiêu bản và nhuộm tế bào bằng uranyl axetat. Soi dưới kính hiển vi điện tử, độ phóng đại 140.000 lần sẽ cho thấy virus hình cầu, có nhân là ADN trong virus.
  • Cũng có thể nuôi cấy virus trên tế bào người trong 3 – 7 ngày. Virus nhân lên chậm. Lấy dịch nuôi cấy, phá vỡ tế bào nuôi để tìm virus. Virus này không phát triển được trên các tế bào nuôi động vật và phôi gà.
  • Chẩn đoán huyết thanh: dùng test CF, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp là những test phát hiện nhanh virus.

4. Điều trị Herpes virus

  • Sử dụng các thuốc kháng virus như acyclovir, diclovir có tác dụng điều trị hiệu quả, nhất là đối với trẻ bị thiếu hụt miễn dịch.
  • Ngoài các biện pháp điều trị hỗ trợ như thuốc làm giảm viêm, chống loét tại chỗ, giảm đau, nâng cao thể trạng bệnh nhân, hiện nay có một số thuốc điều trị đặc hiệu với virus.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12115 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM 02:07
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 577 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây