Gia tăng đột quỵ ở người trẻ, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cảnh báo gì?
Đột quỵ xảy ra ở những người dưới 45 tuổi được gọi là đột quỵ ở người trẻ. Thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, lười vận động… làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy tại Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc bệnh đột quỵ hàng năm. Điều đáng lo ngại là bên cạnh bệnh không lây nhiễm, những người mắc bệnh đột quỵ đang gia tăng lên một cách nhanh chóng, trong đó 1/3 số trường hợp mắc bệnh đột quỵ là ở những người trẻ tuổi (từ 40-45 tuổi).
Theo GS.TS Trần Bình Giang những người bệnh mắc đột quỵ khi điều trị không kịp thời, không tốt sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.
Nhiều trường hợp qua được cơn đột quỵ nhưng để lại di chứng vô cùng nặng nề và trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và trong xã hội, bởi họ bị liệt không đi lại, không lao động được, vì vậy việc điều trị bệnh đột quỵ sớm rất quan trọng.
Nguyên nhân của đột quy ở người trẻ:
Dị dạng mạch máu bẩm sinh
Do thay đổi lối sống:
- Uống rượu bia
- Hút thuốc lá
- Ăn nhiều thực phẩm chiên rán
- Sinh hoạt không lành mạnh…
Khuyến cáo của bác sĩ:
Khuyên người dân cần giữ chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, rèn luyện cơ thể đều đặn.
Với bệnh đột quỵ, việc đưa người bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị được hay không.
6 giờ đầu tiên từ khi khởi phát triệu chứng là thời gian vô cùng quý báu để chữa và phục hồi chức năng tốt nhất.
Vì thế, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế có khả năng xử lý được càng sớm càng tốt. Người dân cần nhận biết được những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo đột quỵ, vận chuyển người bệnh an toàn và nhanh nhất đến cơ sở điều trị chuyên khoa.
TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết thêm trước đây nhiều người khi biết đến Bệnh viện Việt Đức chủ yếu là đơn vị ngoại khoa phẫu thuật, nhưng nay bệnh viện phát triển thêm mảng nội khoa nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị đột quỵ một cách toàn diện, tạo thuận lợi cho bệnh nhân.
Với bệnh đột quỵ, yếu tố địa lý rất quan trọng vì trong cấp cứu cứu thời gian là vàng, càng điều trị sớm bệnh nhân càng có cơ hội hồi tốt.
Người bệnh đột quỵ khi vào viện được chăm sóc điều trị bởi những chuyên gia giỏi nhất về mổ phẫu thuật thần kinh, những kỹ thuật hiện đại nhất về vi phẫu, mổ thức tỉnh, kỹ thuật mổ với sự trợ giúp của robot phẫu thuật, phục hồi chức năng… và những thiết bị hiện đại nhất, hệ thống thiết bị dành cho chẩn đoán và can thiệp hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.
Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.