1

ĐỪNG LẠM DỤNG việc HÚT SỮA (khi chưa thật sự hiểu về sữa mẹ)

Bài viết này dành cho những bạn đang GẶP KHÓ KHĂN trong quá trình NUÔI CON SỮA MẸ. Nếu bạn đang vui vẻ với việc nuôi con của mình thì bạn có thể bỏ qua không cần đọc tiếp.

Bài viết nhằm nhắc nhở bạn không nên lạm dụng máy hút sữa, ĐẶC BIỆT là những bạn SẮP SINH hoặc MỚI SINH khi chưa hiểu rõ về sữa mẹ. Cái gì cũng có hai mặt, MÁY HÚT SỮA LÀ MỘT PHÁT MINH VĨ ĐẠI và sẽ RẤT HỮU DỤNG NẾU BIẾT DÙNG ĐÚNG CÁCH, nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn tới những hậu quả không đáng có. Khi hiểu rõ rồi thì bạn sẽ biết cách kết hợp làm sao cho tốt nhất.

Sau những bài chia sẻ về cách hút sữa hiệu quả, giờ mẹ PM cảm thấy sai lầm và có lỗi quá. Vì dường như nó làm tăng áp lực và ám ảnh về việc thiếu sữa của các mẹ mới sinh hay sao ấy. Sau sinh, thay vì ôm con cho bú thì các bạn ấy lại ôm cái máy hút sữa chỉ vì lo thiếu sữa, ahuhu...

Các bạn phải hiểu là:

1. Muốn nuôi con sữa mẹ, KHÔNG NHẤT THIẾT phải có bóng dáng của cái máy hút sữa.

2. CON LÀ CÁI MÁY HÚT SỮA NHANH NHẤT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT. Không có cái máy hút sữa nào có thể so sánh được với khả năng hút sữa của con. Vì thế, nếu muốn kích sữa thì cứ ôm con cho bú thật nhiều nhé.

3. CHỈ HÚT SỮA trong các trường hợp sau:

- Khi bạn không có sữa (vì chưa có con) mà muốn xin con nuôi hoặc bạn bị giảm sữa/mất sữa (vì con lười bú/bỏ bú từ lâu) nên muốn kích cho nhiều sữa trở lại để nuôi con.

- Khi con không chịu bú mẹ.

- Khi bạn sinh nhiều hơn 1 con (sinh đôi hoặc sinh ba) và mệt mỏi với việc cho các con bú trực tiếp.

- Khi mẹ có việc cần ra ngoài, hay chuẩn bị đi làm lại, nên phải hút sữa để ở nhà cho con uống bằng bình vì không cho con ti được trực tiếp.

- Khi mẹ quá nhiều sữa. Trường hợp này chỉ nên hút cho bớt căng, không nên hút kiệt vì càng hút kiệt sữa sẽ càng nhiều.

Nếu bạn không nằm trong các trường hợp này thì hãy quên cái máy hút sữa đi. Vì sao thì xem lại điều 1 và 2 ở trên.

4. Sữa mẹ hút ra sau khi trữ đông và hâm nóng không còn giữ được nguyên vẹn lượng kháng thể như sữa mẹ bú trực tiếp. Đặc biệt những khi con ốm thì sữa mẹ hút ra không thể đáp ứng đúng loại kháng thể mà con cần ngay lúc đó, điều này chỉ duy nhất bú mẹ trực tiếp mới làm được.

5. Con mới sinh mà không chịu bú mẹ thì nên xem lại CÁCH CHO BÚ (tư thế bú) và CÁCH CON NGẬM TI MẸ. Nếu 1 trong 2 cái này sai hoặc không thoải mái thì con sẽ khó chịu, không ti được nên cáu gắt. Vì thế nếu muốn nuôi con sữa mẹ lâu dài, PHẢI SỬA LẠI CHO ĐÚNG.

6. SỮA MẸ SẢN XUẤT THEO NHU CẦU. Nghĩa là cần nhiều thì có nhiều, cần ít thì cơ thể sẽ sản xuất ít. Chỉ khi nào con ngừng bú VÀ mẹ ngừng hút (nghĩa là không có nhu cầu sản xuất sữa nữa) thì mới dần mất sữa thôi.

Nhiều bạn còn lo kiểu “Giờ em ĐỦ SỮA cho con nhưng sợ sau này nhu cầu con nhiều hơn thì không đủ nên em PHẢI KÍCH ĐỂ NHIỀU SỮA hơn”. Ô hay, đã bảo sữa sản xuất theo nhu cầu rồi mà. Sao cứ thích lo nghĩ nhiều thế nhỉ? Rồi hút nhiều quá, càng hút càng nhiều, mà không hút thì căng tức ám ảnh. Thế là sữa trữ đông đầy tủ, con ăn không hết lại bỏ đi, có phải là vừa tiếc công, vừa phí của không? Sự thật là đã có những trường hợp bỏ đi cả chục lít sữa trữ đông chỉ vì không dùng tới và quá hạn sử dụng. Trong khi bao nhiêu người đang mong có sữa mà không được đấy! Ham nhiều mà làm gì? Nhiều sữa quá cũng không phải là tốt đâu nha! ?

Lại còn "Em muốn hút sữa ĐỂ DÀNH cho bé khi em đi làm lại". Hỏi ra thì "Bé mới được 1 tháng thôi ạ. 4 tháng em phải đi làm lại". Trời ơi là trờiiiiii, chừng nào chuẩn bị đi làm thì chừng đó hút. Hút sớm để cho nó hỏng đi à?! Rảnh quá thì ngủ đi, ăn chơi đi, hưởng thụ đi. Sao nhàn hạ không muốn lại cứ muốn vẽ việc ra để làm thế là như nào?

Rồi nhiều bạn lại nói “Em MỚI SINH NÊN SỮA ÍT, vắt chỉ được 5-10ml. Con đói khóc phải cho ăn thêm sữa ngoài. Vì trộm vía, mỗi cữ bé ăn phải 30-60ml mới no.” Nếu biết rằng ngày đầu sữa mẹ chỉ có vài giọt, chẳng đủ tráng bình thì mẹ sẽ không stress vì nghĩ mình ít sữa đâu. Nếu biết rằng dạ dày bé mới sinh ngày đầu cũng chỉ chứa khoảng 5-7ml, nghĩa là vừa đủ với lượng sữa mẹ sản xuất ra, thì bạn sẽ chẳng còn thấy tự hào vì con ăn được nhiều gấp mấy lần dung tích dạ dày thế kia nữa đâu. Cảm giác này mẹ PM hiểu rõ lắm, vì khi sinh Pony cũng y như vậy. Lúc đầu thì vui mừng vì thấy con ăn ngày một nhiều, xong rồi lại xót xa nhìn con ăn rồi trớ ra hết (vì bị cho ăn nhiều quá mà), và sau cùng là hối hận vô cùng vì không chịu tìm hiểu kiến thức để hậu quả là con phải gánh chịu. Đến tận bây giờ mẹ PM vẫn luôn ước gì có ai đó nói với mình những điều này từ trước khi sinh Pony. Lẽ ra chỉ cần ôm con cho bú thôi thì đâu sẽ vào đấy, con cần bao nhiêu mẹ đáp ứng bấy nhiêu, hoàn hảo đến từng mililit.

Lại có những bạn, con mới hơn 1 tháng, bú mẹ mãi không dứt, quấy khóc, ngủ không ngon… Bà và mẹ thấy thế nghĩ rằng mẹ ít sữa, con đói, nên cho con ăn thêm sữa ngoài, thậm chí là ăn bột (?!) để con no và ngủ sâu hơn. Nhưng nếu biết rằng bé nào cũng sẽ có những giai đoạn như thế. Đó là một mốc phát triển mạnh mẽ (growth spurt), báo hiệu rằng con đang lớn hơn và cần ăn nhiều hơn. Lúc này so với nhu cầu của con thì đúng là mẹ ít sữa thật, nhưng chỉ là TẠM THỜI thôi. Và điều mẹ cần làm là cho con bú nhiều lần hơn, lâu hơn để báo hiệu cho cơ thể mẹ biết mà sản xuất sữa nhiều hơn ở những lần sau. Thì chỉ sau vài ngày, sữa mẹ sẽ lại đáp ứng đủ nhu cầu của con. Nếu cứ nghĩ rằng ít sữa và không cho con bú mà thay bằng thứ khác (sữa ngoài/bột) thì sữa mẹ sẽ luôn thiếu vì cơ thể mẹ không được kích thích để báo hiệu mà sản xuất thêm. Đó là còn chưa kể hệ lụy của việc cho con ăn dặm sớm nguy hiểm cỡ nào. Và hãy nhớ rằng không phải cứ con khóc, hay ngủ không sâu... là vì con đói đâu nha ?

Tóm lại là, BẦN CÙNG BẤT ĐẮC DĨ lắm, không cho con bú được trực tiếp thì mới phải tìm đến cái máy hút sữa nhé. NUÔI CON SỮA MẸ cứ tưởng là một việc hết sức tự nhiên và dễ dàng, mà hình như lại không hề đơn giản với nhiều người. Nhưng chỉ cần bạn “BÌNH TĨNH và ÔM CON CHO BÚ” thì sẽ chẳng có khó khăn gì ngăn cản bạn được đâu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy 00:50
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy
Một ngày nào đó, ngày đẹp trờiMình cùng bay, bay, bay.. cao, caoDưới là mặt đất, trên bầu trời muôn ngàn vì saoDâu Tây trông...
 3 năm trước
 808 Lượt xem
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 643 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt
Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt

Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì đối với hội chứng ruột kích thích (IBS)?
Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì đối với hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.

Ứng Dụng Mới Cho Y Học Tái Tạo - Chất Tiết Tế Bào Gốc Exosome
Ứng Dụng Mới Cho Y Học Tái Tạo - Chất Tiết Tế Bào Gốc Exosome

Y học tái tạo đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng Y khoa Quốc tế với việc nghiên cứu về khả năng tự chữa lành và tái tạo của cơ thể con người. Một phương pháp tiên tiến là sử dụng chất tiết tế bào gốc Exosomes, giúp hỗ trợ quá trình lành và tái tạo cơ thể.

Cần chăm Sóc Da Sau Lăn Kim Thế Nào Cho Đúng?
Cần chăm Sóc Da Sau Lăn Kim Thế Nào Cho Đúng?

Lăn kim là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả nhằm kích thích lưu thông máu trên da, giảm sẹo mụn và tăng cường sản xuất collagen. Tuy nhiên, quy trình này đôi khi có thể gây tổn thương da, người thực hiện phương pháp này phải chăm sóc da sau lăn kim để củng cố hàng rào bảo vệ da trong quá trình lành lại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây