1

Đọc XQ cắt lớp vi tính lồng ngực - bệnh viện 103

1. Đọc X quang phổi

1.1. Xquang thường qui (Conventional radiography)

1.1.1. Chụp lồng ngực chuẩn (Standard chest Radiography)

Bao gồm chụp phim thẳng và nghiêng cung cấp hình ảnh trong không gian hai chiều của lồng ngực.

– Chỉ định chụp phim phổi thẳng:

  •  Chẩn đoán ung thư và các nốt đông đặc của phổi .
  •  Đánh giá các bệnh nhân điều trị tích cực .
  •  Trong các bệnh lý phổi và thành ngực

Thường tổn thương phổi bên nào thì chụp phim nghiêng bên đó. Hiện nay một số tác giả cho rằng chỉ cần chụp phim nghiêng trái là đủ quan sát cả tổn thương bên phải, không cần chụp phim nghiêng phải. Phim bên trái còn cho biết các thông tin về tim.

– Tiêu chuẩn đánh giá một phim chuẩn đạt yêu cầu về kỹ thuật chụp:

  • Kích thước: phía trên lấy hết đỉnh phổi, phía dưới lấy hết 2 góc sườn hoành, 2 bên lấy hết da và tổ chức dưới da.
  • Tư thế: cân đối, đường liên gai mỏm cột sống là đường phân giác của hai đường nối hai đầu trong xương đòn; xương bả vai ra ngoài lồng ngực; 2 khớp ức đòn bằng nhau.
  • Tia chụp: thấy rõ thân đót D1-D4, chụp khi hít sâu ( đỉnh vòm hoành phải ở gian sườn 5 hoặc đầu sụn sườn 6; nín thở không rung, bờ xương rõ nét)

– Kỹ thuật đọc phim x quang phổi thẳng:

  • Thủ tục hành chính: Họ tên – Tuổi – Ngày tháng chụp – số thứ tự phim
  • Các tiêu chuẩn phim: – Kích thước phim

– Tư thế chụp

– Tia 

– Vị trí

– Hình dạng và kích thước

– Tính chất tổn thương

- Các cơ quan liên quan : tim – trung thất- Rốn phổi – Rãnh liên thùy – Vòm hoành – khí quản.

- Kết luận

1.1.2. Các kỹ thuật chụp đặc biệt

1.1.2.1.Chụp tư thế ưỡn 450(Tư thế Lordotic)hoặc Tư thế cúi 45 độ (Fleschner)

Mục đích để quan sát rõ hơn vùng đỉnh phổi, trung thất trên và vùng ranh giới cổ ngực; xác định vị trí một tổn thương bằng cách so sánh hai vị trí khác nhau; xác định rãnh liên thuỳ nhỏ khi nghi ngờ xẹp thuỳ giữa .

1.1.2.2.Chụp Xquang kỹ thuật số(Digital radiography)

Số hoá và xử lý thời gian chụp nhanh, hình ảnh này rõ nét, có thể điều chỉnh to nhỏ , tuỳ theo ý muốn.

1.2.2.3. Chụp cắt lớp thường qui (Conventional tomography)

Hiện nay không sử dụng do chụp cắt lớp vi tính được thay thế chụp cắt lớp thường qui .

1.3. Chụp phế quản cản quang (Bronchography)

Hiện nay ít sử dụng do có chụp cắt lớp vi tính thay thế kỹ thuật này.

2. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

2.1. Đại cương

2.1.1. Nguyên lý kỹ thuật

Dựa vào lý thuyết về tái tạo ảnh cấu trúc của một vật thể 3 chiều, Hounsfield thiết kế một máy chụp cắt lớp vi tính gồm có hệ thống phát xạ quang tuyến X và những đầu dò đặt đối diện với bóng Xquang.

Kết quả ghi được ở rất nhiều vị trí khác nhau của bóng Xquang (cũng có nghĩa là nhiều hình chiếu của nhiều lớp cắt cơ thể) sẽ được chuyển vào bộ nhớ của một máy vi tính để phân tích.

2.1.2. Nguyên lý tạo ảnh và đơn vị tỷ trọng

Sự kết hợp giữa máy vi tính với các phương pháp toán học phức tạp, dựa vào sự hấp thụ tia X ở mặt cắt đã tạo nên hình cấu trúc mặt cắt .

Đơn vị tỷ trọng: cấu trúc hấp thụ tia X càng nhiều thì mật độ hay tỷ trọng quang tuyến X càng cao, vì vậy người ta còn gọi phương pháp chụp cắt lớp vi tính là chụp cắt lớp đo tỷ trọng (toomodensitmetrie).

Dựa và hệ số suy giảm tuyến tính (linear attenuation coefficient) của chùm tia X khi đi qua một cấu trúc, người ta có thể tính ra tỷ trọng của cấu trúc đó theo đơn vị Hounsfield  .

Tỷ trọng của một số chất, tổ chức theo đơn vị Hounsfield:

  • Nước tinh khiết (H­2O) là O đơn vị Hounsfield.
  • Không khí là – 1.000 đơn vị Hounsfild.
  • Xương đặc là + 1.000 đơn vị Hounsfid.
  • Xuất huyết, tụ máu: 55-75HU; chất xám: 35-45HU; chất trắng: 20-40HU; dịch não tủy: 0-10HU; mỡ : 0 đến -100HU.

2.1.3. Các kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính trên lâm sàng

– Chụp cắt lớp vi tính không dùng thuốc cản quang

– Chụp cắt lớp vi tính có dùng thuốc cản quang

Đưa thuốc cản quang vào tĩnh mạch hoặc các khoang tự nhiên như ống tiêu hoá, các tạng rỗng hay chứa dịch .v.v. để làm rõ hơn hình dáng, đường bờ, các thành phần chứa bên trong và mối liên quan với các cấu trúc lân cận .

– Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (High resolution computer tomography-HRCT)

Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính với lớp cắt rất mỏng (1-1,5mm), kết hợp với thông số tái tạo hình ảnh đặc biệt tạo nên độ phân giải không gian và tương phản của hình ảnh rất cao .

– Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (Multislies CT)

2.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong bệnh hô hấp

2.2.1. Các phương pháp mở cửa sổ và giải phẫu các lớp cắt cơ bản

2.2.1.1. Các phương pháp mở cửa sổ

Nghiên cứu các cấu trúc trong lồng ngực có 3 phương pháp mở cửa số:

  • Cửa sổ phổi: độ rộng của cửa sổ là 800HU (từ-1100HU đến-300HU), trung tâm là -700HU. Chủ yếu đánh giá tổn thương ở nhu mô phổi; đậm độ khí ở màng phổi, trung thất.
  • Cửa số trung thất: độ rộng của cửa sổ là 350HU (từ-140HU đến 210HU), trung tâm là 35HU. Chủ yếu đánh giá tổn thương ở trung thất, màng phổi (tràn dịch màng phổi), thành ngực.
  • Cửa sổ xương: độ rộng của cửa sổ là 1200HU (từ-200HU đến+1000HU), trung tâm là 400HU. Chủ yếu đánh giá tổn thương liên quan đến  xương ở thành   ngực.

2.2.1.2. Giải phẫu các lớp cắt cơ bản của lồng ngực

- Cửa sổ trung thất

- Cửa sổ phổi

2.2.2. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

– Chẩn đoán, đánh giá các bệnh lý trung thất: chụp cắt lớp vi tính có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, xác định chính xác vị trí, tính chất cấu trúc các tổn thương ở trung thất .

– Định hướng chẩn đoán bệnh và xác định giai đoạn ung thư phổi. Chẩn đoán u thành ngực, u màng phổi .

– Chẩn đoán xác định giãn phế quản, chẩn đoán mức độ và thể của giãn phế quản .

– Chẩn đoán và đánh giá mức độ khí thũng phổi .

– Định hướng chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng nhu mô phổi, màng phổi (Các loại viêm phổi, lao phổi, mủ màng phổi .v.v.) .

– Định hướng chẩn đoán bệnh phổi kẽ (Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao) .

– Chẩn đoán các bệnh mạch máu: phình động mạch chủ, động mạch phổi; nghẽn động mạch phổi .

3. Chụp cắt lớp kết hợp với tán xạ positron

Hệ máy quét phóng xạ đầu tiên trên thương trường xuất hiện vào cuối những năm 1970, nhưng tới giữa những năm 1980, PET (Positron Emission Tomography) – Kỹ thuật chụp cắt lớp  tán xạ Positron lần đầu tiên được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Từ 1997, PET được áp dụng rộng rãi vào lâm sàng .

PET-CT là sự kết hợp giữa 2 hệ thống PET và CT. Kỹ thuật này lần đầu được đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán vào năm 1998.

Sự ra đời của PET-CT đánh dấu một bước phát triển quan trọng của y học hiện đại, kỹ thuật này mang lại cùng lúc các thông tin về chức năng, liên quan đến hoạt động chuyển hóa đồng thời các thông tin về cấu trúc giải phẫu của các cơ quan cần thăm khám, giúp phát hiện sớm, chính xác các tổn thương bệnh lý, tiền đề cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất .

Hiện nay các nghiên cứu và cải tiến các hệ thống để có khả năng kết hợp kĩ thuật hình ảnh đa phương thức khác đặc biệt là PET/MRI cũng đang phát triển 

Chỉ định của PET-CT trong bệnh hô hấp

– Phát hiện sớm tổn thương, chẩn đoán phân biệt u lành và u ác: dựa vào khả năng phát hiện các biến đổi về sinh hóa, chuyển hóa, PET-CT có thể phát hiện được các tổn thương ngay cả khi chưa có thay đổi giải phẫu, đồng thời phân biệt được các tổn thương lành tính với ung thư do sự chuyển hóa của các tế bào ung thư thường gấp 20 lần so với các tế bào lành. 

– Chẩn đoán chính xác giai đoạn ung thư phế quản: PET-CT thường ít có giá trị trong xếp mức độ T do giới hạn trong đánh giá tổn thương theo không gian. PET-CT phát hiện hạch trung thất với độ nhậy và độ đặc hiệu cao hơn CT

– Chẩn đoán chính xác các tổn thương u còn lại hay tái phát sau điều trị: một sự ưu việt nữa của PET-CT so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông thường như:

  • Xquang
  • Cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ là khả năng đánh giá các tổn thương sau can thiệp
  • PET-CT giúp phân biệt chính xác các tổn thương u còn sót hay tái phát với các tổn thương sẹo sau mổ hay xơ sau xạ trị.

– Đánh giá sớm, chính xác hiệu quả điều trị: PET-CT còn hỗ trợ cho công tác điều trị dựa vào khả năng đánh giá sớm, chính xác hiệu quả của quá trình điều trị qua đó giúp thay đổi thái độ, phương thức can thiệp.

– Định hướng cho xạ trị: PET-CT còn giúp cung cấp một bản đồ hoàn chỉnh về chuyển hóa và giải phẫu của khối u, giúp xác định chính xác liều lượng, vị trí xạ trị, qua đó nâng cao chất lượng xạ trị đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ như xơ, teo các mô lành lân cận.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 658 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây