1

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ngoài những thay đổi diễn ra trên cơ thể mẹ ngay sau khi sinh và những lưu ý về chăm sóc hậu sản, chế độ dinh dưỡng cũng là một điều quan trọng để người mẹ sau sinh thường có thể nhanh chóng lấy lại sức và sẵn sàng để chăm sóc con.

Trong thời kỳ cho con bú, không nên ăn uống kiêng khem quá mức vì sau khi sinh, người mẹ rất cần phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình sinh đẻ và chuẩn bị nguồn năng lượng để tạo sữa nuôi con. Vì vậy, người mẹ đang cho con bú cần có một chế độ dinh dưỡng như thế nào để có thể có đủ sữa mẹ cho trẻ?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý trong thời kỳ cho con bú 

Hãy ăn theo khẩu vị của mình, nhưng tránh ăn quá mặn

  • Trong thời kỳ hậu sản và trong suốt thời kỳ cho con bú, người mẹ cần ăn thêm mỗi bữa một chén cơm hoặc ăn thêm 2 bữa ăn phụ, uống từ 1-2 ly sữa mỗi ngày. Nhưng nên nhớ rằng sữa không thay thế được thức ăn. Chế độ ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất).
  • Uống đủ nước (1,5 – 2 lít /ngày), nhiều hơn nếu thời tiết nóng, mẹ lao động, tiết mồ hôi nhiều. Nếu uống ít nước và nhất là ăn thiếu rau trái sẽ dễ bị táo bón.
  • Bia, trà không phải là thức uống lợi sữa. Nên tránh các thức uống có cồn và chất kích thích.
  • Một số gia vị, chocolate, cà chua…có thể làm trẻ khó tiêu và táo bón.
  • Trong thời gian cho con bú, người mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và chỉ nên sử dụng các loại thuốc đã được sử dụng lâu dài, đã có bằng chứng là không gây ảnh hưởng tai hại cho cơ thể trẻ sơ sinh.
  • Tránh hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc xổ, kháng sinh và các thuốc loại có thể qua sữa mẹ. Nếu mẹ tiếp xúc với chất độc (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá, hơi chì…) hoặc dùng các loại thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ (chloramphenicol, nitrofurantoin, sulfonamide, tetracycline, thuốc chống ung thư, nội tiết tố…) các chất này có thể từ máu mẹ vào sữa và gây ngộ độc cho trẻ.
  • Không nên áp dụng chế độ kiêng giảm cân trong thời kỳ cho con bú.

Không nên ăn kiêng, vì vitamin rất cần thiết trong giai đoạn này.

  • Thiếu sắt nếu mẹ bị thiếu máu hoặc kiêng các chất giàu chất sắt như thịt, lòng đỏ trứng, rau, trái cây…
  • Thiếu vitamin B1 nếu mẹ chỉ ăn cơm với cá hoặc thịt kho rất mặn đến nỗi ăn chủ yếu là cơm, không ăn được nhiều thức ăn sẽ dễ thiếu nguồn cung cấp B1 (rau, trái cây, thịt trứng, cá…).
  • Thiếu vitamin A, D, E, K nếu mẹ kiêng dầu, mỡ.
  • Thiếu Calci, Phosphor… nếu mẹ kiêng tôm, cua, cá…

Điều quan trọng đáng chú ý là:

  • Tất cả các loại thực phẩm được hấp thu trong cơ thể mẹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, người mẹ không nên xem thường việc lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm cho chế độ ăn của mình.
  • Nếu có bất cứ thắc mắc hay nghi ngờ nào, đừng chần chừ mà hãy hỏi ngay ý kiến Bác sĩ để được tư vấn về dinh dưỡng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BVĐK Tâm Anh ứng dụng TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) nuôi phôi trong điều trị vô sinh hiếm muộn: nâng cao chất lượng phôi, tăng tỷ lệ thành công, sàng lọc không xâm lấn. BVĐK Tâm Anh ứng dụng TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) nuôi phôi trong điều trị vô sinh hiếm muộn: nâng cao chất lượng phôi, tăng tỷ lệ thành công, sàng lọc không xâm lấn. 04:25
BVĐK Tâm Anh ứng dụng TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) nuôi phôi trong điều trị vô sinh hiếm muộn: nâng cao chất lượng phôi, tăng tỷ lệ thành công, sàng lọc không xâm lấn.
Ứng dụng TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) nuôi phôi trong điều trị vô sinh hiếm muộn được xem là phát minh mang tính đột phá nhằm tạo ra điều kiện nuôi cấy...
 3 năm trước
 1493 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây