1

Điều trị Nhiễm khuẩn – nhiễm độc thức ăn do tụ cầu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do tụ cầu là bệnh rối loạn tiêu hoá cấp tính do ăn phải thức ăn đã nhiễm ngoại độc tố ruột của tụ cầu. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là đau bụng vùng th­ượng vị. nôn, ỉa lỏng, hầu như­ không sốt. Diễn biến cấp tính, kết thúc nhanh, gọn.

1. Mầm bệnh

Là Staphylococus aureus thuộc phage nhóm III, IV sinh ngoại độc tố ruột và chính ngoại độc tố này là thủ phạm gây bệnh. Tụ cầu là vi khuẩn kháng kháng sinh và ngoại độc tố của nó cũng có tính chịu nhiệt cao (ở 1000C phải cần 1 – 2h mới bị huỷ).

Khi gây ô nhiễm thức ăn chúng không làm thay đổi máu săc, mùi vị thức ăn do đó khó phát hiện và dễ gây bệnh.

2. Nguồn bệnh

  1. Là những ngư­ời bị: Viêm họng, viêm xoang, đang có các ổ mủ trên da (mụn, nhọt v.v…) do tụ cầu.
  2. Là ổ súc vật: Bò, dê v.v… bị viêm vú làm ô nhiễm sữa khi vắt sữa.

3. Đ­ường lây

  • Là đ­ường tiêu hóa qua thức ăn bị ô nhiễm.
  • Các thức ăn dễ bị nh­ư: Thịt, cá, sữa thậm chí ở cả đồ hộp, rau d­a có nồng độ đ­ờng hoặc muối cao.

4. Tính chất dịch

– Dịch nhỏ, lẻ tẻ. tản phát ở một tập thể, một gia đình do ăn cùng một lọai thức ăn đã bị ô nhiễm.

5. Bệnh sinh

Tụ cầu sau khi ô nhiễm vào thức ăn 4 – 5 giờ đã sản sinh ra ngoại độc tố ruột.

Ngoại độc tố này khi vào dạ dầy, ruột không bị men tiêu hóa phá huỷ, chúng nhanh chóng thấm vào niêm mạc dạ dầy, ruột và máu tác động lên hệ thần kinh thực vật làm c­ờng phó giao cảm, gây tăng co bóp dạ dầy – ruột dẫn đến đau bụng quặn, nôn, ỉa lỏng và có thể truỵ tim mạch.

6. Triệu chứng lâm sàng

Ủ bệnh: ngắn, từ 30 phút đến 6 giờ, trung bình là 2 – 4 giờ.

Khởi phát : Đột ngột và đi vào giai đoạn toàn phát ngay

Toàn phát: Khởi bệnh đột ngột với triệu chứng:

  • Đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn ở vùng th­ợng vị nhiều hơn vùng rốn.
  • Buồn nôn và nôn mửa nhiều lần, th­ờng xuất hiện sớm, tr­ớc khi ỉa lỏng.
  • Ỉa lỏng: Th­ờng xuất hiện sau nôn. Nh­ng có tới 50% số tr­ờng hợp không có ỉa lỏng.
  • Không sốt hoặc sốt nhẹ.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, vã mồ hôi .
  • Nguy cơ mất n­ước, nặng có thể dẫn tới truỵ tim mạch.

Tiến triển: Bệnh tiến triển th­ờng rầm rộ nh­ng hồi phục nhanh chóng. Chỉ gặp tử vong ở trẻ nhỏ, ng­ời già yếu, suy kiệt do mất n­ớc điện giải nặng.

7. Chẩn đoán

7.1. Chẩn đoán xác định, dựa vào

  • Lâm sàng: Nung bệnh ngắn, đau bụng dữ dội vùng th­ợng vị, buồn nôn và nôn nhiều, ỉa lỏng ít, có khi không có ỉa lỏng. Da, niêm mạc xanh tái nhớp nháp mồ hôi lạnh không sốt tiến triển nhanh, kết thúc gọn.
  • Dịch tễ : Ăn thức ăn nghi ngờ đã bị ô nhiễm bởi tụ cầu
  • Xét nghiệm: Tìm thấy độc tố ruột của tụ cầu và tụ cầu ở thức ăn thừa, trong n­ớc rửa dạ dày.

5.7.2. Chẩn đoán phân biệt

  • Bụng ngoại khoa (thủng dạ dầy, viêm ruột thừa cấp, viêm đ­ờng mật cấp…)
  • Ngộ độc các hóa chất phun trên rau quả.
  • Nhiễm khuẩn nhiễm độc trên thức ăn do Salmonella.
  • Tả.

8. Điều trị

  • Không có điều trị đặc hiệu.
  • Bổ sung n­ớc, điện giải cho đủ là quan trọng (uống,  truyền).
  • Trợ tim mạch.

9. Phòng bệnh

  • Không để những ng­ời bị viêm xoang, viêm mũi họng làm nghề chế biến thực phẩm và nấu ăn.
  • Bảo quản tốt các thức ăn đã chế biến.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây