1

Dị ứng ở trẻ em

Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng

Dị ứng là một tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, gây ra hiện tượng hắt hơi, ngứa, phát ban mạn tính, thở khò khè hoặc thậm chí còn dẫn đến các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Dù là dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để bạn có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát hầu hết các dạng dị ứng. Hiểu biết về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của dị ứng sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để giúp con mình. Hãy đọc bài để tìm hiểu thêm.

Dị ứng là gì?

Dị ứng xảy ra khi cơ quan giúp cơ thể chống lại bệnh tật (hệ thống miễn dịch) phản ứng quá mức/quá mẫn khi ăn, hít thở, bị tiêm/chích/đốt hoặc sờ vào một chất mà bình thường vốn không gây hại (còn gọi là một dị nguyên/chất gây dị ứng). Dị ứng không phải là một căn bệnh mà chỉ là một cách phản ứng của hệ thống miễn dịch. Phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác nhau, dẫn đến các bệnh hoặc tình trạng sau:

  • Sốc Phản vệ – là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hen suyễn – Khi các đường khí sưng lên và co thắt, làm các đường thở đưa không khí vào phổi bị thu hẹp. Tình trạng này có thể do một phản ứng dị ứng gây ra, mặc dù các tác nhân không gây dị ứng cũng có thể là nguyên nhân (chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc thể dục, vận động).
  • Viêm da tiếp xúc – một dạng ban ngứa khi da tiếp xúc với  các loại cây như cây sơn độc (poison ivy) hoặc cây sồi và các hóa chất trong các loại kem, mỹ phẩm và đồ trang sức.
  • Bệnh chàm – còn được gọi là viêm da dị ứng, một loại ban ngứa mạn tính.
  • Dị ứng thực phẩm – một dạng phản ứng dị ứng với thức ăn, với các biểu hiện khá đa dạng, từ đau bụng, nổi ban, cho đến tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng như sốc phản vệ.
  • Sốt cỏ khô – một dạng phản ứng dị ứng trong đường mũi gây ra chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Tình trạng này có thể xảy ra vào một số thời điểm trong năm hoặc quanh năm. Các triệu chứng như mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt thường đi kèm với các triệu chứng về mũi.
  • Mề đay – những mảng sưng ngứa do thức ăn, virut, thuốc hoặc các tác nhân khác gây ra.
  • Dị ứng với nọc độc côn trùng – có thể có các phản ứng nghiêm trọng khi bị ong vò vẽ vàng, ong bắp cày, kiến lửa hoặc các loại côn trùng khác chích/đốt.
  • Dị ứng thuốc – các triệu chứng như phát ban hoặc các biểu hiện nghiêm trọng hơn do sử dụng các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa và các loại vắc-xin khác nhau.            

Nguyên nhân gây ra dị ứng là gì?

Trẻ em bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng). Các dị nguyên có thể xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như thở, ăn uống,tiêm chích (bị côn trùng đốt/chích hoặc do tiêm thuốc) hoặc tiếp xúc qua da. Một số dị nguyên phổ biến là:

  • Phấn hoa từ cây cối, các loại cây cỏ, cỏ dại.
  • Mốc meo, cả trong nhà và ngoài trời.
  • Mối mọt trong chăn ga gối nệm, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác.
  • Vảy da động vật trên các loại thú như mèo, chó, ngựa và thỏ.
  • Một số loại thuốc và thức ăn.
  • Nọc độc từ vết chích/đốt côn trùng.

Dị ứng thường có tính di truyền. Nếu cha/mẹ có dị ứng, con họ sẽ có nhiều khả năng cũng bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng.

Làm sao để phân biệt các triệu chứng của dị ứng với triệu chứng của cảm lạnh?

Các loại dị ứng gây tác động đến mũi có thể có các triệu chứng sau :

  • Mũi chảy, ngứa với nước mũi trong và loãng và/hoặc nghẹt mũi.
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt.
  • Hắt hơi liên tục và ngứa mũi, ngứa mắt hoặc ngứa da và các triệu chứng này kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
  • Không sốt.
  • Thường xảy ra theo mùa (ví dụ như mùa xuân, hè, thu hoặc trước mùa sương giá).

Mặc dù các dị ứng viêm mũi đôi khi có thể gây ra buồn ngủ, thường thì trẻ em bị các triệu chứng dị ứng mũi thường không tỏ vẻ đau ốm.

Các triệu chứng cảm bao gồm :

  • Nghẹt mũi.
  • Nước mũi trong hoặc có màu và đặc, thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, kèm theo sốt hoặc không, thường xảy ra vào một số thời điểm trong năm, chẳng hạn như mùa cảm cúm.
  • Thỉnh thoảng hắt hơi
  • Cảm giác bệnh, mệt mỏi, phờ phạc, và biếng ăn.

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng. Nó xảy ra rất nhanh và có thể gây chết người. Con bạn cần được điều trị ngay lập tức và cần phải gọi 115 ( số điện thoại khẩn cấp khi gặp những trường hợp nào có liên quan đến chấn thương, bệnh tật ) hoặc số cấp cứu ở địa phương.

Cách thức điều trị

Loại thuốc chính dùng để điều trị sốc phản vệ là epinephrine . Thuốc này cần phải được bác sĩ kê toa. Nếu con bạn có nguy cơ cao hoặc đã từng bị sốc phản vệ, bạn phải luôn luôn chuẩn bị sẵn epinephrine . Trẻ đủ lớn sẽ được dạy cách tự dùng epinephrine khi cần thiết. Thuốc này được đóng 1 liều chuẩn trong ống tiêm tự động (EpiPen hoặc Auvi-Q) để dễ sử dụng. Trẻ có nguy cơ bị sốc phản vệ nên luôn có sẵn thuốc ở trường cùng với các hướng dẫn cách thức nên sử dụng ra sao và khi nào từ bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia điều trị dị ứng của bé. Các loại thuốc kháng histamines như Benadryl chỉ được dùng thêm vào epinephrine và không nên dùng nó như loại thuốc chính để chữa sốc phản vệ.

Triệu chứng

Sốc phản vệ có rất nhiều triệu chứng khác nhau và thường xảy ra rất nhanh. Các triệu chứng thông thường nhất, có thể tác động đến:

  • Da – ngứa, nổi mề đay, đỏ, sưng.
  • Mũi – hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi nước.
  • Miệng – ngứa, môi hoặc lưỡi sưng phồng.
  • Cổ Họng – ngứa, hẹp, khó nuốt, khàn giọng.
  • Ngực – thở gấp, ho, thở khò khè, đau ngực, cảm thấy tức thở.
  • Tim – mạch yếu, ngất xỉu, sốc.
  • Ruột – nôn, tiêu chảy, co thắt.
  • Hệ thần kinh – chóng mặt, ngất xỉu, cảm giác như sắp chết.

Nguyên nhân

Sau đây là các dị nguyên thường gây ra sốc phản vệ nhất:

  • Thức ăn , đặc biệt là đậu phụng, các loại hạt (như hạt hạnh nhân, đậu Brazil, hạt điều, hạt hồ đào và hạt óc chó), các loại hải sản có vỏ (tôm cua sò hến), cá, sữa và trứng. Trong một số ca hiếm, sốc phản vệ có thể xảy ra do ăn một vài loại thực phẩm ngay sau khi thể dục vận động.
  • Vết chích côn trùng , ví dụ như ong, ong bắp cày, ong vò vẽ vàng hoặc kiến lửa.
  • Thuốc, ví dụ như thuốc kháng sinh và thuốc chống co giật/động kinh. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả aspirin và các loại thuốc chống viêm không chứa chất steroid khác, đều có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng.

Khi nào thì các triệu chứng dị ứng ở trẻ em bắt đầu xuất hiện?

Một số chứng dị ứng có thể xuất hiện từ rất sớm ở trẻ. Ví dụ: bệnh chàm thường xảy ra trong những năm đầu đời, trong khi bệnh sốt cỏ khô có thể xảy ra ở lứa tuổi mầm non hoặc bắt đầu đi học. Ở một số trẻ em, các chứng dị ứng có thể thuyên giảm vào độ tuổi dậy thì. Các trẻ khác có thể vẫn tiếp tục bị dị ứng cho đến lớn.

Điều trị bằng thuốc có hiệu quả không?

Có nhiều loại thuốc để chữa các tình trạng dị ứng, bao gồm thuốc kháng histamine dạng viên hoặc xi-rô, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, thuốc trị suyễn, và các dạng thuốc kem và thuốc mỡ. Một số thuốc không cần toa bác sĩ. Các loại thuốc này có thể làm dịu các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, tắc nghẽn, chảy mũi, khò khè, ho, phát ban và suyễn. Thuốc chữa dị ứng có thể có các phản ứng phụ nhẹ ví dụ như buồn ngủ hoặc gây khó chịu. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa dị ứng nào, hãy đọc các cảnh báo in trên nhãn mác. Nếu thuốc không làm giảm các triệu chứng của bé hoặc gây ra phản ứng phụ quá mạnh, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bé có thể cần loại thuốc hoặc liều lượng thuốc khác. Mặc dù thuốc có thể hiệu quả, nhưng cũng cần phải xác định các tác nhân gây dị ứng và loại trừ nó khi có thể.

Tại sao con tôi cần gặp chuyên gia về dị ứng?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn đưa con đến gặp một chuyên gia về dị ứng – bác sĩ chuyên điều trị các loại dị ứng. Chuyên gia về dị ứng có thể sẽ

  • Tìm các tác nhân gây ra chứng dị ứng của bé.
  • Đề xuất các cách thức phòng tránh nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Đưa ra kế hoạch điều trị.

Chích ngừa dị ứng là gì?

Bác sĩ có thể đề nghị cho bé chích ngừa dị ứng, còn gọi là liệu pháp miễn dịch. Các liều thuốc này có chứa một hàm lượng nhỏ các chất mà con bạn bị dị ứng. Nó sẽ giúp cơ thể bé dần dần trở nên ít mẫn cảm với các chất này hơn. Chích ngừa dị ứng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô và suyễn, và ngăn ngừa sốc phản vệ khi bị dị ứng nọc độc côn trùng. Tuy nhiên, không có loại chích ngừa đối với dị ứng thực phẩm.

Tôi có thể giúp con bằng cách nào?

Cách tốt nhất là xác định và tránh các thứ mà bé bị dị ứng. Nếu con bạn có chứng dị ứng, hãy thử các cách thức sau:

  • Đóng kín cửa sổ trong mùa phấn hoa, đặc biệt là trong các ngày gió, khô – đó là thời điểm có nhiều phấn hoa nhất.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo để giảm mốc meo và mối mọt.
  • Tránh nuôi thú nuôi và trồng cây trong nhà.
  • Tránh những thứ mà bạn biết sẽ gây ra các phản ứng dị ứng cho bé.
  • Không để ai hút thuốc gần con bạn, đặc biệt là trong nhà và trong xe.
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc an toàn và hiệu quả, giúp làm giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng dị ứng.

Các tình trạng dị ứng thông thường

Tình trạng

Tác nhân

Triệu chứng

Sốc phản vệ

Thức ăn, thuốc, nọc độc côn trùng, chất cao su và những thứ khác

Các triệu chứng về da, ruột, thở mà có thể tiến triển rất nhanh. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm khó thở và tuần hoàn máu kém.

Hen suyễn

Khói thuốc, nhiễm trùng do vi-rút, phấn hoa, mối mọt, thú vật, khí lạnh, thay đổi thời tiết, vận động, các bào tử mốc meo trong không khí, và tình trạng căng thẳng.

Ho, thở khò khè, khó thở (đặc biệt khi hoạt động hoặc vận động), tức ngực

Viêm da tiếp xúc

Da tiếp xúc với cây sơn độc hoặc cây sồi, chất cao su, các chất tẩy rửa gia dụng, hoặc các hóa chất trong một số loại mỹ phẩm, dầu gội, thuốc chăm sóc da, nước hoa và đồ trang sức

Các mảng da sưng, ngứa, đỏ và có thể phồng rộp nếu bị dị ứng nghiêm trọng. Các mảng sưng đó thường xuất hiện ở các vùng da có tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên.

Bệnh chàm – Viêm da dị ứng

Đôi khi trở nên tồi tệ hơn do dị ứng thực phẩm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, mối mọt và thú vật. Có thể do các chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc tình trạng toát mồ hôi gây ra.

Ban nổi từng mảng, khô, đỏ và ngứa ở các nếp gấp  tay, chân và cổ. Ở trẻ nhỏ, chàm thường bắt đầu ở 2 bên má, sau lỗ tai, trên ngực, tay và chân.

Dị ứng Thực phẩm

Bất kỳ loại thức ăn gì, nhưng phổ biến nhất là trứng, đậu phộng, sữa, các đậu/hạt, đậu nành, cá, bột mì, đậu Hà Lan và các loại hải sản có vỏ (như tôm cua sò hến)

Nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay, chàm, khó thở và có thể hạ huyết áp (sốc)

Sốt cỏ khô

Phấn hoa từ cây cối, các loại cây cỏ, cỏ dại

Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, thở bằng miệng do nghẹt mũi, chà xát hoặc nhăn mũi, mặt để bớt ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt; và phần bên trong và dưới mắt đỏ hoặc sưng phồng

Mề đay

Dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng do virut, và các loại thuốc như aspirin hoặc penicillin. Đôi khi không xác định được nguyên nhân.

Từng mảng da sưng, ngứa, nổi cục (to và nhỏ), thường đỏ hoặc tái hơn vùng da xung quanh. Mề đay có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể và thường không ở chỉ xuất hiện ở một điểm trong hơn vài giờ.

Dị ứng nọc độc côn trùng

Chủ yếu là các loại côn trùng như ong vò vẽ vàng, ong bắp cày và kiến lửa

Sốc phản vệ

Dị ứng thuốc

Nhiều loại thuốc và vắc-xin khác nhau

Phát ban ngứa trên da, sốc phản vệ

 Sản phẩm được đề cập trong bài chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin,và không có nghĩa là các sản phẩm đó được Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ xác nhận.

Tài liệu tham khảo

  • http:yhoccongdong.com/thongtin/di-ung-o-tre-em/
  • http://patiented.aap.org/categoryBrowse.aspx?catID=5003

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây