Đặt đường truyền trong xương
1. Vị trí hay đặt đường truyền trong xương
Đường truyền trong xương (IO): là đường truyền được thiết lập qua xương bằng kim tiêm. Vị trí hay đặt đường truyền trong xương :
- Vị trí đầu trên xương chày
- Vị trí đầu dưới xương chày
- Đầu dưới xương đùi
- Đầu trên xương cánh tay
2. Chỉ định đặt đường truyền trong xương
Trẻ sơ sinh và trẻ em trong tình trạng ngừng tim phổi hoặc sốc nặng không có sẵn đường vào tĩnh mạch.
Người lớn trong tình trạng ngừng tim phổi hoặc sốc nặng mà không thể tiếp cận tĩnh mạch.
Trong các tình huống khẩn cấp mà không thể nhanh chóng tiếp cận được tĩnh mạch (ví dụ: bệnh nhân bị sốc, nhiễm trùng huyết, tình trạng động kinh, bỏng diện rộng, đa chấn thương)
3. Chống chỉ định đặt đường truyền trong xương
- Không đặt Đường truyền trong xương ở xương bị gãy xương hoặc xương bị đâm thủng trước đó do dịch truyền sẽ thoát ra ngoài qua chỗ gãy, chỗ thủng
- Nhiễm trùng, bỏng , viêm tủy xương tại vị trí đặt đường truyền trong xương.
- Thất bại trong việc đặt đường truyền trong xương vào vị trí trước đó từng đặt.
- Không xác định được mốc.
Chống chỉ định tương đối, để giảm biến chứng:
- Bệnh nhân có luồng thông phải – trái trong tim (Tứ chứng Fallot, thiểu sản phổi): nguy cơ tắc mạch não do chất béo, thuyên tắc tủy xương
- Bệnh nhân có nguy cơ gãy xương cao : loãng xương, xương thủy tinh ...
- Người bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, xuất huyết.
- Đang dùng thuốc chống đông.
4. Các bước và cách thức thực hiện
Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
- Bộ đặt đường truyền trong xương của EZ-IO:
- Dung dịch truyền NaCl 0.9%.
- Dụng cụ sát khuẩn.
- Túi bóp áp lực.
- Thuốc và dụng cụ gây tê (nếu cần gây tê)
- Có thể đặt bằng tay nếu không có súng đặt đường truyền trong xương
Chuẩn bị tư thế bệnh nhân :
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và vị trí đặt
- Vị trí xương chày: bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dưới vùng khoeo chân định đặt.
- Vị trí đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương chày, đầu dưới xương đùi: bệnh nhân nằm ngửa, tư thế thẳng.
Xác định mốc:
Vị trí đầu trên xương chày:
Vị trí đầu dưới xương chày:
Đầu dưới xương đùi:
Đầu trên xương cánh tay:
Thực hiện kỹ thuật:
- Thực hiện vệ sinh tay và mang găng tay
- Sát khuẩn vị trí đâm kim
- Gây tê bằng Lidocaine (nếu cần)
- Tháo nắp an toàn của kim.
- Căng da và cố định chi vị trí đâm kim.
- Nhẹ nhàng cầm súng để ấn đầu kim qua da cho đến khi chạm xương.
- Bóp cò súng và ấn đều tay cho đến khi có cảm giác hẫng tay hoặc đàn hồi.
- Dừng bóp cò súng, tháo súng bắn kim trong xương
- Tháo nòng trong kim tiêm
- Kiểm tra vị trí chính xác của kim tiêm
- Cố định kim bằng băng tam giác.
- Gắn dây nối và bơm nhanh 10ml nước muối sinh lý NaCl 0.9%
- Kiểm tra vùng mô xung quanh xem có bị thoát dịch hay sưng nề hay không
- Kết nối với hệ thống truyền
Rút kim : Thời gian lưu kim không quá 72 giờ, Rút kim ngay khi bệnh nhân ổn định hoặc có đường truyền tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch trung tâm chắc chắn.
- Tháo bỏ chạc 3 và dây truyền.
- Dùng bơm tiêm 5ml có rãnh xoắn xoay nhẹ vào đốc kim.
- Rút kim ra từ từ.
- Sát khuẩn lại bằng gạc Betadine.
- Băng lại vị trí chọc kim.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!