1

Chụp X quang răng cận chóp: Khi nào cần thực hiện?

Chụp X quang răng cận chóp hay còn gọi là chụp phim sau huyệt ổ răng là kỹ thuật chụp X quang được chỉ định nhiều trong thăm khám các bệnh lý răng hàm mặt. Kỹ thuật cho phép thăm khám chi tiết và rõ nét về hình thái và cấu trúc một răng cùng các cấu trúc lân cận nó dựa trên nguyên lý chung của chụp X quang thường quy.

1. Tìm hiểu về kỹ thuật chụp X quang nha khoa

Thông qua kỹ thuật chụp X-quang nha khoa, bác sĩ sẽ thấy được những hình ảnh chụp Xquang răng, xương và các tổ chức mô mềm quanh răng, những khoang hở, những cấu trúc răng ẩn (như răng khôn) và tình trạng mất xương mà khi thăm khám bằng mắt thường không thể thấy được, từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng hoặc hàm của người bệnh và thực hiện theo dõi, điều trị hiệu quả hơn.

Những loại chụp X quang răng được sử dụng một cách phổ biến hiện nay bao gồm:

● Chụp X quang toàn cảnh (Panoramic): Kỹ thuật này giúp thấy được toàn bộ răng, hàm và các xoang vùng mũi, khớp thái dương ở người bệnh. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Xquang răng toàn cảnh là không tìm ra những lỗ sâu răng và những vấn đề như răng, u nang, nhiễm trùnggãy xương....

● Chụp X-quang quanh chóp (từ 14 - 21 phim X-quang): Đây là kỹ thuật có thể được thực hiện trong lần kiểm tra răng miệng lần đầu tiên của người bệnh.

● Chụp X-quang cánh cắn (cánh cắn - phim sau thân răng): Kỹ thuật chụp X quang răng này có thể giúp bác sĩ thấy được hàm trên, hàm dưới và các răng chạm nhau như nào, kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm tra vết sâu răng, kiểm tra xem 2 hàm răng có thẳng hàng với nhau không....

● Chụp X-quang quanh chóp (periapical): Kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ thấy được toàn bộ răng từ răng cửa cho tới gốc răng và xương hỗ trợ răng, giúp tìm ra những vấn đề răng miệng dưới nướu hay trong hàm và những thay đổi cấu trúc xương.

● Chụp X-quang cắn (Occlusal): Giúp bác sĩ thấy được sàn miệng, vòm miệng và được sử dụng nhiều trong trường hợp tìm răng bổ sung, răng chưa gãy ở nướu, hở hàm ếch, sự phát triển mô bất thường.

 

Chụp X quang răng cận chóp: Khi nào cần thực hiện?
Chụp X quang toàn cảnh (Panoramic)

 

2. Chụp X quang răng cận chóp: Khi nào cần thực hiện?

Chụp X quang răng cận chóp là kỹ thuật khá phổ biến trong thăm khám răng hàm mặt, đây là kỹ thuật có thể giúp bác sĩ thăm khám một cách rõ nét, chi tiết về cấu trúc, hình thái của răng và các cấu trúc lân cận nó dựa trên nguyên lý chung của chụp X quang thường quy. Chụp X quang răng cận chóp áp dụng 2 nguyên tắc là nguyên tắc song song và phân giác.

Nguyên tắc song song: Mặt phẳng phim và mặt phẳng đi qua trục răng nằm song song với nhau, hướng tia trung tâm vuông góc với 2 mặt phẳng này, đảm bảo hình thái và kích thước của răng chụp.

Nguyên tắc phân giác: Mặt phẳng phim và mặt phẳng đi qua trục răng sẽ tạo thành một góc nhị diện, hướng tia trung tâm vuông góc với mặt phân giác của góc nhị diện, so với kỹ thuật song song thì chụp X quang răng cận chóp theo phương pháp này có nhiều sai số hơn.

Chụp X quang răng cận chóp: Khi nào cần thực hiện?
Kỹ thuật chụp Xquang răng cận chóp

3. Quy trình chụp Xquang răng cận chóp

  • Bước 1: Kỹ thuật viên chuẩn bị vật tư, người bệnh tháo bỏ vật dụng kim loại trên vùng đầu mặt cổ nếu có ảnh hưởng đến kỹ thuật chụp X quang răng cận chóp.
  • Bước 2: Khởi động máy chụp, lựa chọn thông số và kích cỡ phim phù hợp với răng của người bệnh.
  • Bước 3: Hướng dẫn người bệnh ngồi đúng tư thế khi chụp, lưng thẳng, mặt phẳng cắn song song với mặt sàn, người bệnh nuốt nước bọt.
  • Bước 4: Đặt phim trong miệng người bệnh tại vị trí răng cần chụp.
  • Bước 5: Đặt vị trí tia trung tâm
  • Bước 6: Thực hiện chụp: Kỹ thuật viên vào buồng điều khiển, ấn và giữ nút phát tia để tiến hành chụp phim theo các thông số đã lựa chọn.
  • Bước 7: Lấy phim trong miệng người bệnh và tiến hành rửa phim. Phim chụp phải lấy được hình ảnh đầy đủ của răng cần chụp và tối thiểu hai răng kề bên. Hình ảnh răng chụp phải rõ nét và không biến dạng

Chụp X quang răng cận chóp là kỹ thuật khá khó nên có thể xảy ra một số sai sót như người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp, định vị hướng tia trung tâm không đúng nên hình ảnh bị biến dạng và không lấy được hình ảnh răng cần chụp... trong những trường hợp này thì cần phải thực hiện lại kỹ thuật.

Chụp X quang răng cận chóp: Khi nào cần thực hiện?
Hình ảnh X quang răng cận chóp

4. Hướng dẫn đọc kết quả chụp Xquang răng cận chóp

Kết quả chụp X quang răng cận chóp bình thường khi: Không tìm thấy tổn hại đến xương hỗ trợ răng, không tìm thấy răng sâu, không tìm thấy chấn thương nha khoa, như gãy răng hay xương hàm, không tìm thấy u nang, khối u hay mụn nhọt, không tìm thấy răng cấm hay răng thêm và răng ở đúng vị trí của nó.

Kết quả chụp X quang răng cận chóp bất thường khi: Tìm thấy tổn hại đến xương hỗ trợ răng, tìm thấy răng sâu, tìm thấy khối u hay mụn nhọt, tìm thấy răng cấm, răng thêm và răng mọc sai vị trí, tìm thấy chấn thương nha khoa, như gãy răng hay xương hàm,...

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 1162 Lượt xem
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 769 Lượt xem
Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Thường xuyên thức giấc lúc 3 giờ sáng là do đâu?
Thường xuyên thức giấc lúc 3 giờ sáng là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm. Điều chỉnh một số thói quen hiện tại có thể giúp bạn ngủ sâu giấc hơn và không bị gián đoạn giấc ngủ.

Nguyên nhân gây thức dậy quá sớm và cách khắc phục
Nguyên nhân gây thức dậy quá sớm và cách khắc phục

Thức dậy quá sớm là vấn đề mà mọi người đều gặp phải ít nhất một lần. Điều này có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra.

10 cách giúp bạn ngủ lại dễ hơn khi thức giấc giữa đêm
10 cách giúp bạn ngủ lại dễ hơn khi thức giấc giữa đêm

Thức giấc giữa đêm sẽ gây khó chịu và nếu không thể ngủ lại, bạn sẽ bị thiếu ngủ và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, có nhiều cách có thể giúp bạn ngủ lại dễ hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây