Chụp cộng hưởng từ toàn thân, thêm một kỹ thuật hình ảnh tầm soát ung thư di căn trong thực hành lâm sàng - Bệnh viện 108
Bệnh viện 108
15:22 +07 Thứ hai, 10/05/2021
Cộng hưởng từ toàn thân
- Cộng hưởng từ toàn thân (tiếng Anh viết tắt là DWIBS Diffusion-weighted Whole body Imaging with Background Suppression) là kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khuếch tán toàn thân xóa nền.
- DWIBS có thể dùng để tầm soát ung thư và di căn trên phạm vi rộng toàn cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy DWIBS được ứng dụng hiệu quả trong tầm soát một số bệnh ung thư, chẩn đoán di căn và theo dõi tiến triển của bệnh.
- Cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật hình ảnh cho chẩn đoán khá chính xác, hiệu quả và an toàn cho người bệnh
- Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ toàn thân không sử dụng tia xạ mà thu nhận được hình ảnh chính xác bệnh lý ở sọ não, vùng cổ, cột sống, gan mật, tụy, lách, tử cung phần phụ, tuyến tiền liệt và có thể phát hiện u ở giai đoạn khá sớm.
Chỉ định
- Bệnh nhân có mong muốn tầm soát phát hiện những bất thường trong cơ thể mình.
- Bệnh nhân có tiền sử gia đình có người từng bị bệnh lý hoặc ung thư…
- Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như: Viêm gan, xơ gan, hút thuốc lá nhiều năm, làm việc trong môi trường độc hại,…
- Bệnh nhân có triệu chứng bất thường ở cơ quan nào đó trên cơ thể.
- Bệnh nhân có khối u ở một cơ quan đã biết, chụp cộng hưởng từ toàn thân để đánh giá giai đoạn bệnh hoặc đánh giá tiến triển của bệnh sau các đợt điều trị,..
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối
- Đang đặt máy tạo nhịp (pacemaker)
- Đã mổ thay van tim (van đó có thành phần kim loại).
- Mang trong người các vật liệu ghép từ tính (bị nam châm hút).
- Máy kích thích thần kinh, máy nghe gắn liền trong ốc tai.
- Máy bơm tiêm tự động cấy trong người.
- Dị vật kim khí trong cơ thể (mảnh hỏa khí, mảnh bom, đạn,..)
- Kẹp mạch máu trong sọ.
- Bệnh nhân mang thai ở quý đầu.
- Có ống dẫn lưu bằng kim loại trong các hốc trong cơ thể.
Chống chỉ định tương đối
- Clips mạch máu.
- Vật liệu hàn răng cố định.
- Bệnh nhân có hình săm (thành phần mực săm có thể có kim loại chì) có thể gây bỏng da vùng săm.
- Bệnh nhân sợ nằm một mình trong khoảng không gia hẹp thời gian dài.
- Khớp nhân tạo và các vật liệu kết xương (vít, nẹp,...) không có chống chỉ định nhưng có thể làm hỏng trường từ và sẽ không thể chuyển thành hình ảnh được.
Nguồn: Bệnh viện 108
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?
Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?
- 0 trả lời
- 681 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
05:08
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY.
Với dàn máy nội soi hiện đại tại BVĐK Tâm Anh, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài milimet, thu thập mẫu sinh thiết...
3 năm trước
1713 Lượt xem
01:17
GIẢM TỚI 50% TẦM SOÁT UNG THƯ - DUY NHẤT THÁNG 3
Phát hiện sớm ung thư & gần 50 bệnh lý42 danh mục khám toàn diện️
3 năm trước
649 Lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!