1

Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?

Tử cung ngắn là một trong những nguyên nhân gây sinh non và sảy thai, vì vậy, siêu âm đo độ dài cổ tử cung là một trong bước quan trọng để theo dõi sức khỏe và để biết được độ dài cổ tử cung có thay đổi trong suốt thai kỳ hay không.

1. Cổ tử cung và vai trò của cổ tử cung

Cổ tử cung chính là cửa ra vào của tử cung, là nơi trung gian nối buồng trứng với âm đạo. Bộ phận này có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt 40 tuần thai cho đến cả quá trình sinh nở. Trong thời kỳ mang thai, độ dài cổ tử cung sẽ tăng lên, và đồng thời cổ tử cung sẽ dày hơn theo sự thay đổi trọng lượng của thai nhi.

Khi có bào thai nằm trong buồng tử cung, cổ tử cung sẽ khép chặt nhờ nút nhầy để bảo vệ cho buồng tử cung luôn kín và vô trùng, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Cụ thể, cổ tử cung có vai trò như sau:

  • Lưu trữ trứng đã thụ tinh và chính là nơi trứng thụ tinh được cấy ghép.
  • Là cửa ngõ nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình phát triển.
  • Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ ngắn lại và mở to ra khoảng 1 – 10cm để em bé có thể chui ra khỏi buồng tử cung và chào đời.

2. Độ dài cổ tử cung bao nhiêu là ngắn?

Đối với một thiếu nữ phát triển bình thường, cổ tử cung có độ dài chỉ khoảng 30mm, có hình dáng tròn đều và săn chắc. Tuy nhiên, khi mang thai chiều dài cổ tử cung sẽ bắt đầu có những thay đổi.

Khi trọng lượng thai nhi tăng lên, cổ tử cung sẽ dài ra để giữ chắc thai nhi ở trong lòng tử cung. Đến những tuần cuối của thai kỳ, cổ tử cung lại ngắn dần để quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Sau khi sinh, độ dài cổ tử cung sẽ dần trở lại bình thường. Độ dài của cổ tử cung khi mang thai được xem là bình thường nếu nằm trong khoảng 30 – 50mm, dưới 25mm là cổ tử cung ngắn.

Để chẩn đoán chính xác, thai phụ cần siêu âm đo độ dài cổ tử cung qua đầu dò âm đạo.

Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?
Siêu âm bằng đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán chính xác độ dài của cổ tử cung

3. Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?

 

Tình trạng cổ tử cung ngắn có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:

  • Do yếu tố bẩm sinh, người phụ nữ có bộ phận sinh sản kém phát triển, tử cung dị dạng, tử cung nhi hóa...
  • Do phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung hoặc phẫu thuật khoét chóp.

Ngoài ra, độ dài cổ tử cung có thể thay đổi trong thời gian mang thai. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Do sự khác biệt sinh học ở phụ nữ
  • Tử cung bị kéo dài quá xa
  • Biến chứng do chảy máu trong thai kỳ
  • Nhiễm trùng hoặc viêm niêm mạc tử cung
  • Cổ tử cung yếu không đủ khả năng co giãn

4. Nguy cơ gặp phải khi độ dài cổ tử cung ngắn

 

Cổ tử cung ngắn về cơ bản sẽ không gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý hay cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân dẫn đến một số hiện tượng sau:

  • Gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, chuyển dạ sớm, thai phụ có cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ sinh non càng cao.
  • Người mẹ có một số bất thường như đái tháo đường, tăng huyết áp, tiểu đạm...
Chiều dài cổ tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ?
Mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

5. Siêu âm đo độ dài cổ tử cung

Để biết được chính xác tình trạng của mình, thai phụ cần siêu âm đo độ dài cổ tử cung theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong đó, siêu âm qua đầu dò âm đạo là kỹ thuật dễ quan sát và cố độ chính xác cao hơn so với phương pháp siêu âm qua thành bụng.

Siêu âm qua đầu dò âm đạo còn giúp bác sĩ thăm dò được sự thay đổi, giãn của cổ tử cung phát hiện vỡ ối... Không chỉ vậy, phương pháp này cũng đảm bảo sự an toàn, dễ chịu và không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng kể cả khi thai phụ có hiện tượng vỡ ối non.

Như vậy, siêu âm đo độ dài cổ tử cung chính là một bước không thể bỏ qua để kịp thời phát hiện tình trạng cổ tử cung ngắn, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

  • Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 1143 Lượt xem
Tin liên quan
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây