1

Chỉ định và kỹ thuật bấm ối được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật bấm ối được thực hiện trong quá trình chuyển dạ đẻ thường, với mục đích chủ động để nước ối ra ngoài làm giảm áp lực buồng ối và rút ngắn thời gian chuyển dạ.

1. Kỹ thuật bấm ối

Bấm ối là một kỹ thuật được dùng trong chuyển dạ đẻ thường, khi cổ tử cung đã mở có thể tiếp cận đầu ối. Mục đích của bấm ối là làm vỡ màng ối chủ động cho nước ối thoát ra ngoài, giảm áp lực buồng ối, giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ.

Kỹ thuật bấm ối được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa Phụ sản, điều dưỡng và nữ hộ sinh. Có nhiều cách bấm ối khác nhau, tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định và kỹ thuật bấm ối được thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật bấm ối được dùng trong đẻ thường

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định

 

Trường hợp được chỉ định bấm ối bao gồm:

  • Cổ tử cung mở 3-4cm, màng ối dày, đầu ối phồng cản trở quá trình đẻ, cổ tử cung mở chậm, ngôi đầu cao khó lọt;
  • Gây đẻ chỉ huy hay làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm hoặc đẻ thai thứ hai trong đẻ sinh đôi;
  • Rau bám bên, bám mép chảy máu nhiều, chọc cho màng ối đỡ co kéo vào bánh rau, để ngôi thai tì vào bánh rau để cầm máu;
  • Bấm ối cho nước ối chảy ra từ từ trong trường hợp đa ối;
  • Bấm ối khi cổ tử cung mở hết để đỡ đẻ.

2.2 Chống chỉ định

 

Chống chỉ định bấm ối đối với những trường hợp:

  • Chưa chuyển dạ thực sự, cơn co chưa đều đặn;
  • Sa dây rau trong bọc ối;
  • Cổ tử cung chưa mở hết trong ngôi mông, ngôi vai, ngôi mặt.
Chỉ định và kỹ thuật bấm ối được thực hiện như thế nào?
Trường hợp sa dây rau chống chỉ định thực hiện

3. Thực hiện kỹ thuật bấm ối

 

Để thực hiện kỹ thuật bấm ối, cần chuẩn bị một cái kim dài 15-20cm đầu tù có nòng. Sản phụ sẽ được giải thích tác dụng của bấm ối, nằm trên bàn đẻ tư thế sản khoa, không rặn, thở đều. Bác sĩ sẽ nghe tim thai và ghi nhận tần số, cường độ tim thai trước khi thực hiện.

Kỹ thuật bấm ối cần được thực hiện đúng kỹ thuật. Đầu tiên phải dùng nước vô khuẩn rửa sạch âm đạo của sản phụ. Sau đó rửa sạch tay và đeo găng vô khuẩn. Trước khi bấm ối, phải kiểm tra xem sa dây có bên trong bọc ối không. Tùy thuộc vào ngôi của thai nhi mà có các cách thực hiện bấm ối khác nhau bao gồm:

  • Ngôi đầu, đầu ối dẹt: bấm ối trong cơn co tử cung. Bác sĩ sẽ đứng giữa hoặc đứng bên phải người bệnh, hai ngón trỏ và giữa đưa vào âm đạo tới màng ối, tay còn lại cầm đầu kim luồn vào âm đạo theo hướng hai ngón tay chọc vào màng ối để nước ối chảy ra từ từ theo ngón tay. Cuối cùng xé rộng màng ối.
  • Ngôi đầu, đầu ối phồng: dùng đầu kim chọc màng ối, cho nước ối chảy từ từ. Hướng đầu thai nhi vào phía eo trên rồi sau đó xé rộng màng ối để đề phòng sa dây rau.
  • Ngôi ngược, đầu ối phồng: trường hợp này dễ bị sa dây rau, nên bấm ối ngoài cơn co tử cung. Cho nước ối chảy từ từ rồi xé rộng màng ối.
  • Ngôi ngang: chỉ thực hiện khi có chỉ định và đủ điều kiện để nội xoay thai. Sau khi chọc đầu ối, phải xé dần màng ối để đưa cả bàn tay vào buồng tử cung để nắm lấy chân thai nhi làm nội xoay. Nước ối sẽ giúp nội xoay thai nhi dễ dàng, do đó trường hợp này nước ối được giữ trong buồng tử cung càng nhiều càng tốt. Vì vậy, chọc màng ối và xé từ từ, đưa cả bàn tay vào cổ tử cung để tìm chân thai nhi và ngăn cho nước ối không chảy ồ ạt ra ngoài.
  • Bấm ối trong rau tiền đạo: phải xé rộng màng ối song song với bờ bánh rau sau khi chọc ối, tránh xé vào bánh rau gây ra chảy máu.

Bấm ối trong đa ối: sản phụ được nằm trong tư thế sản khoa đầu dốc, mông hơi cao. Dùng phương pháp tia ối và chọc ngoài cơn co tử cung. Sử dụng kim chọc một lỗ nhỏ để cho nước ối chảy từ từ khi nước ối gần hết mới xé rộng màng ối. Nếu để nước ối chảy ào ra ngoài, sản phụ sẽ dễ bị shock vì giảm áp lực trong ổ bụng đột ngột và dễ gây sa dây rau, sa các chi hoặc có thể trở thành ngôi bất thường.

4. Theo dõi và xử trí tai biến

 

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với kỹ thuật bấm ối như:

  • Sa dây rau: kiểm tra tình trạng sa dây rau, sa các chi bằng cách nghe tim thai. Nếu có hiện tượng sa dây rau sau khi bấm ối cần cho sản phụ nằm đầu thấp kê cao mông, dùng hai ngón tay đẩy rau lên. Nếu không được cần thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai ngay lập tức.
  • Nhiễm trùng ối: xảy ra khi sản phụ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc đã bấm ối hơn 6 giờ nhưng thai vẫn chưa sổ ra.
  • Chọc vào thai: kim chọc ối chạm vào phần thai nên gây tổn thương trong màng ối
  • Tụ sau rau hay rau bong non.
Chỉ định và kỹ thuật bấm ối được thực hiện như thế nào?
Nhiễm trùng ối có thể xảy trong kỹ thuật bấm ối

Bấm ối là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao, có kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện, nếu không cẩn thận, tỉ mỉ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Bởi vậy, bạn nên lựa chọn sinh tại những cơ sở y tế uy tín nhất là những thai phụ sinh đa thai.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

8 lợi ích đã được chứng minh của tinh dầu cúc chamomile
8 lợi ích đã được chứng minh của tinh dầu cúc chamomile

Tinh dầu là chất lỏng đậm đặc chứa các hợp chất hóa học dễ bay hơi được chiết xuất từ thực vật. Tinh dầu đã và đang được sử dụng rất phổ biến vì những lợi ích đối với sức khỏe. Lợi ích của tinh dầu cúc chamomile đã được một số nghiên cứu chứng minh. Loại tinh dầu này đã được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.

Các lợi ích của tinh dầu đinh hương (clove)
Các lợi ích của tinh dầu đinh hương (clove)

Đinh hương (clove, tên khoa học là Syzygium aromaticum) là một loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều chứng bệnh. Ngày nay, đinh hương còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây