1

Cập nhật tình hình dịch bệnh do vi rút Zika - Bệnh viện 108

Vi rút Zika:

  • Là một vi rút ARN (arbovirus) thuộc họ Flaviviridae, chi Flavivirus được phân lập lần đầu tiên từ một con khỉ Rhesus trong rừng Zika của Uganda vào năm 1947. Năm 1954
  • Vi rút này lần đầu tiên được phân lập trên người từ 3 cư dân ở Nigeria. 
  • Năm 2015, lần đầu tiên ZIKV được tìm thấy bên ngoài châu Phi và châu Á khi nó được phân lập ở Brazil, cho đến nay thì quốc gia này đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 1.482.701 trường hợp nhiễm vi rút Zika.
  • Có quan hệ gần gũi với các vi rút khác thuộc họ Flaviviridae được lan truyền bởi muỗi như sốt xuất huyết Dengue, sốt vàng da, sốt Tây sông Nile, và viêm não Nhật Bản do vi rút.
  • ZIKV gây ra bệnh được gọi là sốt Zika, có biểu hiện lâm sàng như phát ban dát sần (maculopapular rash) khắp cơ thể, sốt, đau khớp, và viêm kết mạc mắt.
  • Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu và nhẹ, rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh sốt do Chikungunya và sốt xuất huyết Dengue.
  • Vi rút Zika có thể gây hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Lây nhiễm:

  • Chu trình truyền bệnh liên quan đến muỗi
  • Có thể lây lan qua đường tình dục

Dự phòng:

  • Phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng).
  • Người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày.
  • Nếu có biểu hiện bệnh nghi ngờ do vi rút Zika như: sốt, ban dát sẩn trên da, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt, hoặc trên siêu âm phát hiện thai nhi có não nhỏ hơn bình thường so với phát triển của thai nhi hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.
  • Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe
  • Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12004 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 2 năm trước
 729 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây