1

Cảnh báo bệnh sởi có chiều hướng gia tăng - Bệnh viện 108

Sởi:

  • Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra.
  • Bệnh có khả năng lây lan mạnh từ người sang người qua đường hô hấp.
  • Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng.
  • Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm thanh quản, mù mắt do loét giác mạc, suy dinh dưỡng nặng…
  • Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh lại xảy ra quanh năm.

Chẩn đoán và điều trị:

  • Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đặc hiệu. Khi trẻ có các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp, hắt hơi, sổ mũi, viêm kết mặc mắt, hồng ban…nên cho trẻ đến cở sở y tế để khám, chẩn đoán. Đặc biệt trẻ sống trong vùng có dịch sởi.
  • Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biến chứng do sởi.
  • Khi bị sởi, cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng và dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt; vệ sinh răng miệng, da, mắt.

Phòng bệnh:

Tiêm vắc-xin sởi

  • Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng sởi an toàn và hiệu quả nhất.
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
  • Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
  • Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Vệ sinh cá nhân và môi trường:

  • Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.
  • Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi.
  • Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
  • Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12123 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 746 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây