Cách điều trị khi bị nhiễm nấm âm đạo
1. Nhiễm nấm âm đạo là gì?
Âm đạo người phụ nữ thường chứa một sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn và nấm men. Hormone estrogen giúp vi khuẩn được gọi là lactobacilli phát triển. Những vi khuẩn này có tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây hại và giữ âm đạo khỏe mạnh. Nhưng khi sự cân bằng đó bị xáo trộn thì một loại nấm có tên là candida có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây nhiễm trùng nấm men. Nhiễm nấm âm đạo (nấm candida âm đạo) là tình trạng phát triển quá mức nấm Candida albicans. Sự phát triển quá mức này gây ra kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát. Thực tế, có đến 75% phụ nữ đều bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong suốt cuộc đời.
Nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Nhưng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo có thể bắt đầu từ hoạt động quan hệ tình dục. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhiễm nấm có thể liên quan việc quan hệ tình dục bằng miệng.
Bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên cách điều trị nấm âm đạo nhanh hay chậm hoặc có tái phát hay không phụ thuộc vào quá trình điều trị cũng như loại thuốc điều trị bạn sử dụng.
2. Triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo
Ngứa và khó chịu là triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo. Ngoài các triệu chứng trên, bạn cũng có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng sau đây:
- Nóng, đỏ và sưng âm đạo và âm hộ (phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ)
- Đau hoặc rát khi bạn đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Dịch âm đạo đặc, màu trắng, không mùi.
- Dịch âm đạo tiết nhiều.
Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Các triệu chứng của nhiễm nấm men tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác, bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn âm đạo ( nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn trong môi trường âm đạo). Việc chẩn đoán chính xác đóng vai trò quan trọng để có thể điều trị tốt nhất.
3. Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo
Nấm Candida albicans là tác nhân phổ biến nhất gây nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm men gây ra bởi các loại nấm candida khác có thể khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp chuyên sâu hơn.
Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo, bao gồm:
- Sự thay đổi hormone: Những thay đổi khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh (hoặc nếu bạn dùng thuốc tránh thai) có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
- Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy (lớp lót ẩm) của âm đạo có thể tạo ra một nơi cho nấm men phát triển.
- Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo của bạn.
- Thụt rửa và sử dụng thuốc xịt âm đạo: Việc sử dụng các sản phẩm này có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn dương tính với HIV hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, cũng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển không kiểm soát.
- Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục.
4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám ngay nếu:
- Đây là lần đầu tiên bạn có triệu chứng nhiễm nấm âm đạo
- Bạn không chắc mình có bị nhiễm nấm âm đạo hay không
- Các triệu chứng của bạn không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc đặt thuốc chống nấm (thuốc không kê đơn)
- Xuất hiện thêm các triệu chứng khác.
5. Phương pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo
Việc điều trị nhiễm nấm âm đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm của người bệnh.
Đối với các triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (chứa miconazole hoặc clotrimazole) là những cách phổ biến nhất để điều trị nhiễm trùng nấm men. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 1-7 ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thêm thuốc uống đơn liều với fluconazole (một loại thuốc chống nấm). Nếu bạn có thai, việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn là an toàn, nhưng tránh dùng fluconazole đường uống.
Nếu việc điều trị không đem lại kết quả tốt hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đi tái khám. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn hoặc bạn bị nhiễm nấm men thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị:
- Điều trị dài ngày: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
- Thuốc uống đa liều: Bác sĩ của bạn có thể kê toa hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
- Liệu pháp kháng Azole: thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn. Thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.
6. Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, bạn nên sử dụng đồ lót có đáy quần bằng cotton và không mặc quần quá chật. Bạn nên:
- Tránh mặc quần bó sát
- Tránh thụt rửa âm đạo: việc này sẽ loại bỏ một số lợi khuẩn bình thường trong âm đạo bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm nấm
- Chọn các sản phẩm tắm rửa an toàn như xà phòng, băng vệ sinh và tampon.
- Không nên tắm nước quá nóng
- Không sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc nhiễm virus.
- Không nên quần áo ướt, như đồ bơi và trang phục tập luyện trong thời gian dài.
Nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ kết hợp với giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm nấm âm đạo.
Bệnh nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.
Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.
Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.
Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.
Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.
Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Hoa hồng không chỉ đẹp và có mùi thơm mà còn chứa các chất có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, tinh dầu chiết xuất từ cánh hoa hồng có rất nhiều lợi ích. Trong bài viết này, cùng khám phá những tác dụng của tinh dầu hoa hồng đối vơi sức khỏe và cách sử dụng.