1

Các xét nghiệm tầm soát nên thực hiện sau tuổi 50 - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xét nghiệm tầm soát dùng để tìm kiếm các dấu hiệu của một bệnh lý trước khi các triệu chứng xuất hiện. Xét nghiệm chẩn đoán cung cấp những thông tin về một vấn đề đã biết hoặc tìm kiếm một bệnh đang nghi ngờ khả năng hiện diện.

Dưới đây là danh sách các xét nghiệm tầm soát nên được thực hiện ở đàn ông và phụ nữ sau 50 tuổi:

Xét nghiệm tầm soát cho phụ nữ

1. XN Pap (tầm soát ung thư cổ tử cung):

Mỗi 3 năm một lần nếu các kết quả trước đây âm tính trong 3 năm liên tiếp; mỗi năm 1 lần nếu hút thuốc và có nhiều bạn tình

2. Xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV) (ung thư cổ tử cung):

Có thể thực hiện chung với xét nghiệm Pap; tuy nhiên hiện chưa đủ chứng cứ để được khuyến cáo như một xét nghiệm tầm soát thường quy.

3. Chụp nhũ ảnh (ung thư vú) – 

Thực hiện hàng năm cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.

4. Xét nghiệm Thyroid-stimulating hormone (TSH)

Dùng để phát hiện sớm cường giáp hoặc suy giáp.

5. Xét nghiệm đo độ loãng xương DEXA (Dual-energy x-ray absorptiometry bone density) 

Mỗi 2 năm một lần bắt đầu từ tuổi 65. Phụ nữ có những yếu tố nguy cơ đã được các bác sĩ xác định,  nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm này từ tuổi 60.

Xét nghiệm tầm soát cho đàn ông

1. Xét Nghiệm PSA (Prostate specific antigen) và thăm trực tràng  (prostate cancer):  

Đàn ông da đen và những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt cần tầm soát mỗi năm khi đến tuổi 40. Các người khác nên bắt đầu tầm soát từ 50 tuổi trở lên.

2. Siêu âm bụng (tầm soát túi phình động mạch chủ bụng): 

Tầm soát mỗi năm một lần cho đàn ông từ 65-75 tuổi đã từng hút thuốc.

Xét nghiệm tầm soát cho tất cả mọi người

1. Đo Huyết Áp (tầm soát bệnh lý tim mạch):

Đo 1 lần mỗi năm; đo thường xuyên hơn ở những người trên 60, hoặc có số đo trên 120/80 mm Hg.

2. Chụp Xquang Tim Phổi thẳng (tầm soát bệnh lý phổi và ung thư phổi) 

Nên thực hiện mỗi năm một lần

3. Đo Điện Tim (tầm soát rối loạn nhịp tim): 

Đo điện tim ít nhất mỗi năm một lần; nên đo thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đái tháo đường v.v.

4. Kiểm Tra lượng Cholesterol và triglyceride (cardiovascular disease): 

Mỗi 5 năm kiểm tra một lần; nên xét nghiệm thường xuyên hơn ở những người có tiền sử bệnh tim mạch.

5. Nội Soi Đại Tràng, hoặc Nội Soi Đại Tràng Ảo bằng máy MSCT 64 (tầm soát ung thư đại tràng): 

Nội soi một lần mỗi 10 năm bắt đầu từ tuổi 50; Nội soi thường xuyên hơn ở những người có tiền sử polyp đại trực tràng.

6. Xét Nghiệm Phân tìm Máu Ẩn  (tầm soát ung thư đại tràng): 

Thực hiện mỗi năm một lần. Hiện nay nhiều tổ chức, kể cả Johns Hopkins, đang đặt vấn đề về độ tin cậy và sự cần thiết của xét nghiệm này.

7. Xét Nghiệm đường huyết lúc đói (đái tháo đường): 

Mỗi 2 đến 3 năm xét nghiệm một lần; thực hiện thường xuyên hơn ở những người có nguy cơ cao.

8. Xét Nghiệm Tầm Soát các bệnh Lây Truyền Qua đường Tình Dục: 

Thực hiện ít nhất mỗi năm một lần ở những người có nhiều bạn tình.

9. Xét Nghiệm Tầm Soát Tăng Nhãn Áp: 

Mỗi 3 đến 5 năm; nên thực hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc có tiền sử tăng nhãn áp trong gia đình.

10. Kiểm Tra và làm sạch răng: 

Mỗi 6 tháng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 993 Lượt xem
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây