1

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là một biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới. Do đó việc chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng và có biện pháp can thiệp kịp thời.

1. Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Là khi huyết áp tâm thu trên 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Có 5 nhóm tăng huyết áp trong thai kỳ:

  • Tăng huyết áp thai kỳ: Huyết áp trên 140/90 mmHg, không có protein niệu, huyết áp trở về bình thường trong vòng sau sinh khoảng 12 tuần.
  • Tiền sản giật: huyết áp trên 140/90 mmHg sau tuần 20 của thai kỳ. Trường hợp nặng huyết áp có thể lên tới 160/110mmHg. Protein niệu trên 300mg/24 giờ hay que thử nhỏ hơn hoặc bằng 2+. Protein hay cretinin niệu lớn hơn hoặc bằng 0,3. Tiền sản giật trường hợp nặng có kèm theo các triệu chứng như tăng men gan, thai chậm phát triển, nhức đầu hay nhìn mờ, đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
  • Sản giật: Tiền sản giật và sản giật xuất hiện cơn co giật mà không thể giải thích được bằng những nguyên nhân khác.
  • Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mãn tính
  • Tăng huyết áp mãn tính: Huyết áp trên 140/90 mmHg được chẩn đoán trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc trước khi mang thai. Hay tăng huyết áp được chẩn đoán sau tuần thứ 12 của thai kỳ và kéo dài sau sinh trên 12 tuần.

Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này như:

  • Cao huyết áp mãn tính
  • Bệnh thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp trong lần mang thai trước
  • Phụ nữ mang thai lớn hơn 40 tuổi hoặc trẻ hơn 20 tuổi
  • Sinh đôi hoặc sinh ba
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp thai kỳ

2. Các xét nghiệm chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ

 

Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ cần được xác định qua 2 lần đo huyết áp khác nhau (cách nhau 4-6 giờ) với tư thế ngồi hoặc có thể cho người bệnh nằm nghiêng trái. Đo bằng Holter cho kết quả chính xác hơn là máy đo cố định.

Chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

  • Mức độ nhẹ: 140-159/ 90-109 mmHg
  • Mức độ nặng: >160/110mmHg

Các xét nghiệm cơ bản theo dõi thai phụ tăng huyết áp bao gồm:

  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp đường
  • Cholesterol toàn phần, HDL, LDL, triglycerides
  • Điện giải đồ
  • Tổng phân tích nước tiểu, protein niệu
  • Bun, creatinin
  • Điện tâm đồ

Tất cả phụ nữ mang thai nên được đánh giá tiểu đạm trong đầu thai kỳ để phát hiện bệnh thận có sẵn và trong giữa thai kỳ để tầm soát tiền sản giật. Xét nghiệm que nhúng ≥ 1+ nên làm thêm các xét nghiệm khác bao gồm tỉ số ACR, có thể được xác định nhanh chóng trong một mẫu nước tiểu tại một thời điểm.

Trị số ACR < 30 mg/mmol có thể loại trừ tiểu đạm trong thai kỳ, nhưng xét nghiệm dương tính nên được làm tiếp nước tiểu 24 giờ. Trong trường hợp tiểu đạm > 2 g/ngày, bệnh nhân cần được theo dõi sát.

Tuy nhiên, kết quả của nước tiểu 24 giờ thường không chính xác và làm trì hoãn chẩn đoán tiền sản giật. Do đó, ngưỡng ACR 30 mg/mmol có thể được sử dụng để xác định tiểu đạm ý nghĩa.

Ngoài các xét nghiệm cơ bản, các xét nghiệm sau có thể được xem xét:

  • Siêu âm tuyến thượng thận và xét nghiệm metanephrine phân đoạn trong huyết thanh và nước tiểu ở phụ nữ mang thai tăng huyết áp với biểu hiện lâm sàng gợi ý u tủy thượng thận.
  • Siêu âm doppler động mạch tử cung (thực hiện sau 20 tuần thai kỳ) hữu ích để phát hiện bệnh nhân có nguy cơ cao hơn tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và chậm phát triển trong tử cung.
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ
Siêu âm à xét nghiệm cơ bản có thể dùng để theo dõi tình trạng của thai nhi
  • Tỉ số sFlt1 (soluble fms-like tyrosine kinase1): PIGF (placental growth factor) ≤ 38 có thể được sử dụng để loại trừ tiền sản giật trong tuần tiếp theo khi nghi ngờ lâm sàng.

Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và dễ dẫn tới tiền sản giật. Việc chẩn đoán sớm dựa trên kết quả các xét nghiệm có thể ngăn ngừa và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 976 Lượt xem
Tin liên quan
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây