1

Các thuốc điều trị hạ acid uric hiện nay được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận - Bệnh viện 108

Gút:

  • Là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là tăng acid uric máu có triệu chứng và lắng đọng các tinh thể monosodium urate trong khớp và tổ chức phần mềm do sự mất cân bằng của tổng hợp, dẫn nhập và bài tiết acid uric.
  • Tần số mắc bệnh tại các nước phát triển gần đây có dấu hiệu gia tăng.
  • Kiểm soát nồng độ acid uric máu là một trong những mục tiêu điều trị bệnh.

Nhóm thuốc giảm tổng hợp Acid uric

 Allopurinol 

  • Allopurinol là thuốc ức chế men XO và nhanh chóng chuyển hóa thành oxypurinol để thải trừ qua thận. 
  • Liều khởi đầu khuyến cáo hiện này của Allopurinol ở Mỹ là 100mg/ ngày và sẽ tăng dần liều sau mỗi 2-4 tuần tới liều 800mg/ ngày (đối với khuyến cáo châu Âu liều tối đa là 900mg/ ngày) cho đến khi đạt được nồng độ acid uric máu mục tiêu <6mg>
  • Tác dụng phụ: kích ứng dạ dày ruột, ban đỏ và Hội chứng Steven-Johnson. 

Febuxostat

  • Là một thuốc XO chọn lọc không purine, thuốc được chỉ định điều trị tăng acid uric máu ở bệnh nhân có gút, nhưng không chỉ định cho những trường hợp tăng acid uric máu không triệu chứng
  • Liều điều trị 40-80 mg/ngày, tại Châu Âu liều dùng của thuốc có thể lên tới 120 mg/ngày và 10-60 mg/ngày ở Nhật Bản để đạt nồng độ acid uric máu dưới 6 mg/dL.
  • Thanh thải febuxostat  chủ yếu qua gan và dùng được với những bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.Cơn gút cấp xuất hiện trong thời gian điều trị thường hay gặp với febuxostat hơn là allopurinol.

 Topiroxostat:

  • Là một thuốc ức chế XO chọn lọc và không purin được chấp huận điều trị tại Nhật Bản từ năm 2013.
  • Thuốc có hàm lượng 20, 40, 60 mg và được khuyến cáo khởi trị với liều 20 mg x 2 lần/ngày và liều tối đa là 80 mg x 2 lần/ngày. 

Nhóm thuốc tăng thải Acid uric

Probenencid:

  • Là thuốc ức chế men URAT1.
  • Thuốc không có tính chọn lọc và tương tác với nhiều thuốc vì vậy nó chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng.
  • Liều 50 tới 200 mg mỗi ngày đề đạt tới liều điều trị hiệu quả. 

Lesinurad (RDEA594):

  1. Là thuốc đào thải acid uric đầu tiên được đưa ra thị trường sau benzbromarone, năm 2015.
  2. Cơ chế đầu tiên của lesinurad là khả năng ức chế URAT1, và cả tác dụng trên kênh OAT1, OAT3 và OAT4 giúp tránh tương tác thuốc.
  3.  Điều trị phối hợp thuốc ức chế men XO với 200 mg Lesinurad được FDA chấp thuận ở những bệnh nhân không đạt nồng độ acid uric mong muốn sau khi điều trị thuốc ức chế men XO đơn độc.
  4. Chống chỉ định đối với những trường hợp có suy chức năng thận, ghép thận, bệnh nhân lọc máu, bệnh nhân có hội chứng ly giải khối u, hội chứng Lesch Nyhan.

Các thuốc hủy urat

  • Nhóm thuốc này gồm có Pegloticase và Rasburicase
  • Ở người, uricase làm biến đổi acid uric thành chất allatonin tan trong nước và được đào thải qua thận. 
  • Thuốc được truyền 9mg mỗi hai tuần và trong vòng ít nhất 6 tháng. 
  • Tuy vậy do tính hạ acid uric máu nhanh, thuốc được biết tới với hệ quả làm tái phát cơn gút nhanh. Thuốc cũng gây kháng thuốc sau một vài tháng điều trị.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây