1

Các rối loạn của thực quản và dạ dày - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ợ nóng (Heartburn) là gì ?

  • Đau bỏng sau xương ức (retrosternal burning discomfort), có thể lan tỏa ra hai bên ngực, cổ hay hàm. Sự mô tả cơn đau có thể tương tự với cơn đau của thiếu máu cục bộ tim.
  • Ợ nóng (heartburn) là triệu chứng đặc trưng của viêm thực quản do hồi lưu (reflux esophagitis) và thường được làm nặng thêm bằng cách nghiêng mình ra trước hoặc nằm ngửa ngay sau bữa ăn.
  • Cơn đau có thể được làm giảm bởi tư thế thẳng đứng, bởi chất dịch (gồm nước miếng và nước), hoặc, đáng tin cậy hơn, bởi các chất kháng axít (antacids).
  • Ợ nóng (heartburn) có lẽ là do tính nhạy cảm được gia tăng của niêm mạc và có thể gây nên bằng cách truyền hydrochloric acid pha loãng (trắc nghiệm Berstein) vào trong thực quản.

Viêm thực quản do trào ngược (reflux esophagitis) được điều trị như thế nào ?

  • Ngoài các chất kháng axít (antacids), các biện pháp tổng quát gồm có nâng cao đầu giường lên (4 inches), làm giảm thể trọng, và loại bỏ các yếu tố làm gia tăng áp lực trong bụng.
  • Các bệnh nhân nên tránh rượu, chocolate, cà phê, các thức ăn béo, bạc hà, nước cam vắt, hút thuốc, ăn và uống những lượng lớn và vài thứ thuốc (anticholinergics hay calcium channel blockers).
  • Các chất kháng axit sau các bữa ăn và H2-blockers (thí dụ Zantac, Axid) trước khi ngủ thường hữu ích. Các trường hợp đề kháng có thể đáp ứng với sucralfate (Ulcogant) dùng trước các bữa ăn và metoclopramide (10 mg bốn lần mỗi ngày).
  • Điều trị cần được tiếp tục trong 6 tháng và bệnh có thể tái phát nhanh chóng.

Nuốt đau (odynophagia) là gì ? đó có phải là một triệu chứng thông thường của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ?

  • Nuốt đau (odynophagia) là một cảm giác đau dưới xương ức xảy ra khi nuốt. Không nên lẫn lộn với khó nuốt (dysphagia). Nuốt đau hiếm khi do bệnh trao nguoc dạ dày-thực quản (gastroesophageal reflux disease).
  • Thay vì thế, nuốt đau được gây nên bởi nhiễm trùng (candida, herpes simplex virus, và cytomegalovirus), do nuốt các chất ăn mòn (corrosive agents) hoặc do uống thuốc (tetracycline, vitamin C, sắt, quinidine, estrogen, aspirin, alendronate hay AINS), hay ung thư.

Nguyên nhân thực quản của nuốt đau?

  • Nuốt đau (odynophagia) là một đặc điểm của viêm thực quản không phải do nguyên nhân trào ngược. Viêm thực quản do nhiễm trùng (infectious esophagitis) là một nguyên nhân thông thường và thường xảy ra nơi những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và có thể do nấm (ví dụ candida), siêu vi trùng ( ví dụ herpes, cytomegalovirus), vi khuẩn (ví dụ lactobacillus, beta-hemolytic streptococcus), hay ký sinh trùng.
  • Những loại viêm thực quản không do trào ngược khác gồm có bức xạ (radiation), chất ăn mòn (corrosive), thuốc, và vài bệnh toàn thân (ví dụ bệnh Behçet, bệnh Crohn, pemphigus vulgaris, hội chứng Stevens-Johnson).
  • Chứng nuốt đau không phai là triệu chứng thông thuờng trong viêm thực quản trào ngược (reflux esophagitis) nhưng có thể xảy ra với loét thực quản (thực quản Barrett).

Nghẽn thực quản (Esophageal occlusion)

  • Ở trẻ em, thường có một bệnh sử ăn hoặc nuốt cái gì đó, tiếp theo sau là phát khởi đau ngực, nuốt đau (odynophagia) hay không thể nuốt được.
  • Nghẽn do thức ăn có thể xảy ra bất cứ nơi nào có hẹp lòng thực quản bởi vì co thắt hẹp (stricture), carcinoma, hoặc một vòng thực quản dưới (lower esophageal ring).
  • Các vật tròn và cùn có thể được lấy đi bằng catheter Foley. Ống thông được đưa vượt quá vật lạ rồi quả bóng được bơm lên, sau đó rút nhẹ catheter với bệnh nhân ở tư thế đầu cúi hẳn xuống. Thủ thuật này thường được thực hiện với soi quang tuyến.
  • Các vật lạ, đặc biệt là các vật sắc bén (ví dụ : kim,tăm xỉa răng), thức ăn bị kẹt hoặc các vật không thể lấy đi được bằng phương pháp Foley, tốt nhất được lấy đi bằng phương pháp nội soi. Tiêm tĩnh mạch glucagon (0,5 đến 2 mg) có thể làm giảm bớt nghẽn thức ăn ở thực quản dưới nơi khoảng 1/3 bệnh nhân.

Hội chứng Mallory - Weiss là gì?

Là một vết rách niêm mạch, thường xảy ra ở niêm mạc dạ dày gần chỗ tiếp nối biểu mô lát trụ (squamocolumnar junction). Vết rách cũng xảy ra ở niêm mạc thực quản. Vết rách thường gây nên do mửa và nôn oẹ (retching). Bệnh nhân có thể có bệnh cảnh của xuất huyết dạ dày ruột trên (upper GI bleeding).

Thủng thực quản: 

  • Thủng thực quản là một cấp cứu thật sự với một tỷ lệ tử vong cao, bất kể nguyên nhân là gi
  • Thương tổn do thầy thuốc (iatrogenic injury) (nguyên nhân thông thường nhất) chiếm 75% các trường hợp thủng thực quản.
  • Hội chứng Boerhaave là một hội chứng lâm sàng được công nhận : thủng sau khi mửa và chiếm 10-15% các trường hợp.

Những nguyên nhân đau bụng có nguồn gốc dạ dày hay tá tràng?

  • Khoảng 10% các trường hợp đau bụng được thấy ở phòng cấp cứu là do bệnh của dạ dày hay tá tràng.
  • Viêm dạ dày và bệnh loét dạ dày-tá tràng do axit (peptic ulcer disease) là nguyên nhân của hầu hết các bệnh nhân đau bụng thứ phát do bệnh dạ dày hay tá tràng.
  • Bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng, xoắn (volvulus) dạ dày là hai nguyên nhân nghiêm trọng nhất, đòi hỏi chẩn đoán và điều trị tức thời.

Các nguyên nhân thông thường của viêm dạ dày và loét dạ dày - tá tràng

  • Viêm dạ dày có liên quan với rượu, salicylates, NSAID (nonsteroidal antiinflammatory drug) và thoát vị khe (hiatal hernia).
  • Bệnh loét dạ dày - tá tràng có liên hệ với bệnh sử gia đình, bệnh liên kết (ví dụ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính : chronic obstructive pulmonary disease), xơ gan, suy thận mãn tính), giới tính nam, lớn tuổi, và hút thuốc.
  • Việc sử dụng một vài loại thuốc, như aspirin và NSAID, và profile tâm lý có thể liên quan với bệnh loét dạ dày tá tràng, nhưng chế độ ăn uống (ví dụ cà phê và các đồ ăn cay) và rượu thì không.
  • Helicobacter pylori đã được chứng tỏ là nguyên nhân của nhiều loét tá tràng.

Triệu chứng của thủng ổ loét dạ dày - tá tràng?

  • Thủng ổ loét dạ dày tá tràng (và xoắn dạ dày) bắt đầu với cơn đau khởi phát đột ngột, có thể hoặc không liên quan đến bữa ăn. Cơn đau thường hiện diện thường xuyên và đề kháng với các chất kháng axít ; cơn đau thường lan ra sau lưng nhưng cũng có thể lan ra ngực và bụng trên. Nôn mửa thường hiện diện trong khoảng 50% các trường hợp .
  • Lúc khám vật lý bệnh nhân có vẻ suy kiện cấp tính và thường có tim đập nhanh. Huyết áp có thể cao do đau đớn hoặc giảm do mất dịch lan rộng vì viêm phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân thường nằm im và tránh cử động . Cơ thành bụng đề kháng, nhạy cảm đau dội ngược (rebound tenderness), và thành bụng co cứng là những dấu hiệu thường thấy. Nhu động ruột thường vắng hoặc giảm nhiều.
  • Xét nghiêm có thể cho thấy tăng bạch cầu không đặc hiệu (40% các trường hợp có đếm bạch cầu > 14.000/mm3). Nếu mửa nhiều, có thể thấy nhiễm kiềm chuyển hóa giảm clo-huyết, giảm-kali huyết (hypochloremic, hypokalemic metabolic alkalosis). Một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân có thể có tăng nhẹ amylase và lipase. Khí tự do (free air) có thể hiện diện trên hình chụp ngực thẳng đứng hay chụp bụng nằm nghiêng về phía trái trong 70% các trường hợp.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN 07:16
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN
Nhờ nội soi đại tràng NBI bệnh nhân được phát hiện có polyp kích thước lớn khoảng 3cm, chiếm nửa chu vi lòng đại tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy...
 3 năm trước
 904 Lượt xem
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 629 Lượt xem
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây