1

Các phương pháp điều trị Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - bệnh viện 103

Điều trị nội khoa 

Chỉ định

  • Được áp dụng ở giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm).
  • Nếu điều trị đúng chỉ định và phương pháp thì tỷ lệ thành công tới 95%.

Mục đích

  • Giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động và tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm chèn ép thần kinh.

Nguyên tắc điều trị

  • Giai đoạn 1: Giảm đau kết hợp chống viêm non-steroid, thuốc chống co cứng cơ và/hoặc corticoid đường uống.
  • Giai đoạn 2: Tiêm ngoài màng cứng, tiêm quanh rễ thần kinh và các biện pháp khác (vật lý trị liệu, xoa bóp, kéo giãn cột sống, đai lưng…).

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định

  • Điều trị nội khoa thất bại sau 5 8 tuần;
  • Gây chèn ép thần kinh cấp tính;
  • Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú.

Một số thể đặc biệt

  • TVĐĐ gây đau quá mức: Bệnh nhân không thể chịu đựng được hoặc nằm im không nhúc nhích, đau mất ăn mất ngủ, không dám ho, dùng các loại thuốc giảm đau đều không có tác dụng.
  • TVĐĐ gây liệt: TVĐĐ chèn ép rễ thần kinh (thường ở rễ L5 và S1) dẫn đến giảm trương lực cơ gây yếu hoặc liệt các nhóm cơ do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối, liệt chỉ phục hồi được khi phát hiện sớm và mổ giải ép kịp thời.
  • TVĐĐ gây hội chứng đuôi ngựa: Thường do thoát vị lớn bị đứt rời thành khối hay bị vỡ ra thành nhiều mảnh rơi vào trong ống sống gây liệt mềm đột ngột hai chi dưới kèm theo rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác tầng sinh môn hình yên ngựa.

Mổ mở có kính vi phẫu hỗ trợ

Chỉ định mổ tuyệt đối

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có liệt tiến triển;
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có hội chứng chèn ép đuôi ngựa.

Chỉ định mổ tương đối

  • Điều trị nội khoa 4 6 tuần nhưng không cải thiện;
  • Thoát vị đĩa đệm gây biểu hiện vận động yếu tương ứng với rễ thần kinh bị chèn ép.

Ưu điểm

  • Áp dụng cho tất cả các loại thoát vị mà các phương pháp mổ khác không áp dụng được (thoát vị tái phát, thoát vị di trú, thoát vị trung tâm lớn, hội chứng đuôi ngựa…);
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm

  • Đường mổ lớn gây tổn thương giải phẫu lớn, phục hồi sau mổ chậm hơn;
  • Nguy cơ mất máu, nhiễm trùng, đau sau mổ;
  • Nguy cơ gây mất vững cột sống sau này.

Phẫu thuật ít xâm lấn

Lấy nhân thoát vị đĩa đệm tự động qua da

Chỉ định

  • Biểu hiện chèn ép thần kinh trên lâm sàng tương ứng với hình ảnh cộng hưởng từ.
  • Ưu thế với những thoát vị đĩa đệm trung tâm.

Chống chỉ định

  • Thoát vị đã rách bao xơ;
  • Thoát vị gây hẹp >50% đường kính ống sống;
  • Thoát vị kèm mất vững cột sống.

Ưu điểm

  • Sẹo mổ nhỏ, ít làm thương tổn cấu trúc giải phẫu;
  • Mất máu trong mổ ít, thời gian nằm viện ngắn.

Nhược điểm

  • Phụ thuộc kinh nghiệm PTV;
  • Chỉ định chặt chẽ, lựa chọn bệnh nhân chính xác;
  • Chi phí cao.

Phẫu thuật qua hệ thống ống nong

Chỉ định

  • Biểu hiện chèn ép thần kinh trên lâm sàng tương ứng với hình ảnh cộng hưởng từ, điều trị nội khoa 6 tháng không đỡ.

Chống chỉ định

  • Thoát vị đĩa đệm đa tầng;
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ mở;
  • Kèm mất vững cột sống;
  • Các chống chỉ định chung.

Ưu điểm

  • Giống kỹ thuật lấy đĩa đệm qua da tuy nhiên có thể áp dụng với nhiều thể thoát vị từng tầng hơn (thoát vị bên, cạnh bên, bên xa…).

Nhược điểm

  • Bắt buộc phải có trang thiết bị chuyên dụng;
  • Phẫu thuật viên chuyên sâu, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm.

Sử dụng sóng cao tần tái tạo nhân nhầy đĩa đệm

Chỉ định

  • Tiêu chuẩn vàng: bệnh nhân đau lưng và tê chân lan theo đường đi của rễ thần kinh tương ứng với hình ảnh chèn ép trên cộng hưởng từ (thoát vị thể lồi bên, chưa rách bao xơ, thoát hóa đĩa độ I-II).
  • Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần không cải thiện.

Chống chỉ định

  • Thoát vị đĩa đệm đã vỡ, rách bao xơ. Thoái hóa đĩa giai đoạn III, IV;
  • Thoát vị vượt quá 1/3 đường kính trước sau của ống sống;
  • Thoát vị đĩa đệm do chấn thương, mất vững cột sống;
  • Các bệnh lý cột sống phối hợp: dị dạng cột sống, u tủy…

Ưu điểm

  • Chỉ cần gây tê tại chỗ, không gây mê-tê tủy sống;
  • Không tổn thương giải phẫu, không đau sau mổ;
  • Thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn.

Nhược điểm

  • Chỉ định rất chặt chẽ;
  • Nhiễm tia X nhiều trong mổ;
  • Chi phí cao;
  • Có thể gặp biến chứng: đau rát, tụ máu vị trí chọc kim, chọc kim vào rễ thần kinh-mạch máu, viêm đĩa đệm, dị vật do gãy đầu que chọc.

Phẫu thuật nội soi lấy thoát vị đĩa đệm

Chỉ định

  • Thoát vị lỗ liên hợp, ngoài lỗ liên hợp;
  • Thoát vị thể trung tâm lệch bên;
  • Thoát vị thể di trú gần;
  • Thăm dò các chèn ép vùng lỗ liên hợp.

Chống chỉ định

  • Thoát vị thể trung tâm;
  • Hẹp ống sống, mất vững cột sống;
  • Thoát vị quá to gây chèn ép đuôi ngựa;
  • Chống chỉ định chung do bệnh nội khoa.

Ưu điểm

  • Không cần gây mê hoặc gây tê tủy sống, chỉ gây tê tại chỗ;
  • An toàn cho thần kinh, thời gian nằm viện ngắn;
  • Hạn chế sẹo dính sau mổ, ít đau sau mổ;
  • Vết mổ nhỏ, không gây tổn thương giải phẫu.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 780 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 808 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 800 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 587 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 671 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Tin liên quan
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

DEXA là phương pháp đo mật độ khoáng xương có độ chính xác cao giúp phát hiện tình trạng giảm mật độ xương. Mật độ xương thấp hơn mức bình thường của những người cùng độ tuổi có nghĩa là bạn có nguy cơ bị loãng xương và gãy xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây