1

BUỒN NÔN VÀ NÔN SAU HÓA TRỊ - Bệnh viện K

Phân loại nôn nào do điều trị hóa chất:

  • Nôn cấp tính: có thể xảy ra trong vòng 1-2 giờ khi bắt đầu truyền hóa chất, thường gặp nôn nhiều sau 4-6 giờ.
  • Nôn muộn: xảy ra sau 24 giờ sau khi truyền hóa chất
  • Nôn tâm lý: xảy ra trước khi truyền hóa chất, thậm chí khi nghĩ đến sẽ truyền hóa chất người bệnh cũng có thể nôn.

Các hóa chất nào có thể gây nôn và buồn nôn

Hầu hết các loại hóa chất đều có thể gây nôn, buồn nôn, tuy nhiên mức độ nôn nặng nhẹ có thể khác nhau. Trước khi bắt đầu điều trị hóa chất, bác sỹ sẽ trao đổi với bạn những tác dụng phụ có thể gặp phải và những biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh. Dưới đây là bảng một số loại hóa chất xếp theo mức độ gây nôn từ cao đến thấp.

Các thuốc điều trị nôn, buồn nôn:

Kháng histamine: Diphenhynhydramine (Dimedrol)

Kháng cholinergic: Scopolamine

Thuốc bình thần:

  • Phenothiazine: clopromazine
  • Methopimazine
  • Butirophenol: haloperidol
  • Benzamides: Metoclopramide (Primperan), alizapride (Plitican)

Thuốc kháng dopamine: Domperidone (Molilium)

Corticoide: Dexamethasone, Prednisolone, Methylprednisolone

Thuốc kháng receptor 5HT3 (các setron): Ondansetron, Granisetron,

Phương pháp phòng và điều trị nôn do hóa trị

Dự phòng nôn:

Tùy mức độ nôn nặng hay nhẹ mà có phương án điều trị dự phòng bằng 1 thuốc hoặc kết hợp nhiều thuốc phù hợp.

Điều trị nôn

  • Đối với nôn sớm: thông thường bạn sẽ được dùng thuốc chống nôn trước và sau truyền hóa chất theo chỉ định của bác sĩ. Nếu vẫn còn nôn hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được xử lý theo phác đồ.
  • Đối với nôn muộn: thường kéo xảy ra khi bạn đã về nhà. Bạn có thể uống thuốc theo đơn: primperan 10mg x 2viên/lần x 3-4 lần/ngày, dexamethason 4mg x 2 viên/ngày uống sau ăn vào các ngày buồn nôn, nôn. Thông thường, nôn muộn không kéo dài quá 5 ngày sau truyền hóa chất. Nếu nôn kéo dài sau truyền hóa chất, bạn nên gọi điện lại cho bác sĩ hoặc nhập viện để được tư vấn và chăm sóc y tế.
  • Nôn do tâm lý: có thể bạn sẽ gặp phải tình huống này dù chưa truyền hóa chất, thậm chí chỉ nghĩ đến sẽ truyền hóa chất bạn cũng có thể nôn. Khi đó bạn gặp vấn đề là nôn do tâm lý. Bạn sẽ được dùng liều thuốc an thần nhẹ trước truyền hóa chất.

Một số phương pháp điều trị nôn khác

Gừng và tác dụng phòng ngừa nôn

Từ lâu, người ta vẫn thường dùng gừng để tránh buồn nôn, nôn do say tàu xe cũng như giảm tình trạng nôn ở phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu gừng có hiệu quả chống nôn, buồn nôn gây ra do điều trị hóa chất. Theo kinh nghiệm dân gian, ngậm vài lát gừng, nuốt dần nước là một cách hiệu quả để chữa buồn nôn. Cách thứ hai có thể dùng là dùng bột gừng khô, uống 1-2 gam một ngày chia 2 lần để chữa nôn, buồn nôn.

Châm cứu

Châm cứu là môt phương pháp được nghiên cứu trên thế giới là có giá trị trong chống nôn do hóa trị. Để được châm cứu bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền có uy tín.

Chỉ đinh nhập viện liên quan đến nôn

  • Buồn nôn, nôn mức độ nặng (từ độ 3, 4 trở lên)
  • Nôn vọt, dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ có thể do u tiến triển di căn não
  • Buồn nôn, nôn đã dùng thuốc theo đơn nhưng không đỡ
  • Nôn khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống được gì
  • Nôn kéo dài quá 5-7 ngày
  • Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp hơn nhiều so với giá trị thường ngày
  • Khi bị nôn kèm theo không thể đánh hơi hoặc không thể đi ngoài được

Khi có những biểu hiện kể trên bạn cần thông báo ngay cho bác sỹ điều trị của mình và nhập viện để được xử trí kịp thời.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  533 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY. NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY. 05:08
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY.
Với dàn máy nội soi hiện đại tại BVĐK Tâm Anh, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài milimet, thu thập mẫu sinh thiết...
 3 năm trước
 1501 Lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây