Bổ sung collagen: Lợi ích, an toàn và tác dụng
1. Lợi ích cho sức khỏe
Mặc dù tuyên bố rằng các chất bổ sung collagen có thể làm săn chắc làn da, chống lại các tổn thương liên quan đến tuổi tác, tăng cường sức khỏe của xương và cung cấp các lợi ích khác, tuy nhiên chỉ có một vài nghiên cứu độc lập nghiêm ngặt đã thử nghiệm tác dụng của các chất bổ sung này.
Nhiều nghiên cứu điều tra lợi ích của việc bổ sung collagen diễn ra ở quy mô nhỏ hoặc giới hạn trong một số phạm vi nhất định. Ngoài ra, phần lớn nghiên cứu được tài trợ bởi các Tập đoàn lớn cung cấp collagen nên có thể phục vụ để hưởng lợi từ kết quả tích cực.
Dưới đây là một số phát hiện từ các nghiên cứu hiện nay.
- Làn da
Collagen chiếm 75% trọng lượng khô của da. Khi bạn già đi, lớp bên trong của da bị mất collagen và trở nên kém dẻo dai và dễ bị tổn thương hơn.
Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học đã đánh giá liệu việc bổ sung có thể cải thiện mật độ collagen của mô da trong môi trường phòng thí nghiệm.
Kết quả của họ cho thấy các chất bổ sung có thể cải thiện cả hydrat hóa da và mạng lưới collagen ở da với khả năng cải thiện các dấu hiệu lão hóa da.
Trong một nghiên cứu năm 2014 về Dược lý học và Sinh lý học da, ví dụ, phụ nữ ở độ tuổi 35 đến 55 đã sử dụng một chất bổ sung collagen c hoặc giả dược mỗi ngày một lần trong tám tuần. Vào cuối cuộc nghiên cứu, những người dùng collagen đã cải thiện độ đàn hồi của da so với những người dùng giả dược.
Cuối cùng, một đánh giá năm 2019 về các nghiên cứu điều tra bổ sung collagen theo đường uống đã đánh giá tác dụng của collagen đối với việc chữa lành vết thương và lão hóa da.
Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng các chất bổ sung collagen nhìn chung là an toàn và có thể làm tăng độ đàn hồi của da, hydrat hóa, mật độ. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng cho rằng cần có thêm các nghiên cứu để xác định liều lượng thích hợp và điều tra các ứng dụng trong y tế.
- Sức khỏe cho xương
Hiện nay, vẫn chưa rõ liệu bổ sung collagen có thể cải thiện sức khỏe của xương hay không.
Trong một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Maturitas, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bổ sung collagen không thể cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ mãn kinh. Trong nghiên cứu này, 71 phụ nữ bị loãng xương được chỉ định uống bổ sung collagen thủy phân hoặc giả dược mỗi ngày trong 24 tuần. Kết quả cho thấy rằng các chất bổ sung collagen không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng đến chuyển hóa xương.
Nhưng một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Nutrients đã kết luận rằng việc sử dụng collagen peptide làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Thành phần cơ thể
Một số người có thể dùng collagen để bảo tồn khối lượng cơ bắp hoặc giảm khối lượng chất béo. Các nghiên cứu hiện nay vẫn còn hạn chế và đã cung cấp nhiều kết quả khác nhau.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Nutrients đã điều tra xem việc bổ sung collagen kết hợp với tập luyện sức đề kháng có thể ảnh hưởng đến thành phần cơ thể ở những người đàn ông thường xuyên tập thể dục hay không. 57 nam giới đã tham gia chương trình kéo dài 12 tuần kết hợp giữa tập luyện sức đề kháng và sử dụng bổ sung collagen hoặc thuốc giả dược.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai nhóm đều tăng kích thước cơ và kích thước cơ tăng cùng một mức độ. Tuy nhiên, những người dùng thực phẩm bổ sung collagen cho thấy khối lượng cơ thể không tính mỡ (fat-free mass) tăng nhẹ, được cho là có liên quan đến sự cải thiện các mô liên kết.
Một thử nghiệm nhỏ khác so sánh bổ sung protein collagen thủy phân với bổ sung protein whey ở phụ nữ lớn tuổi. Nghiên cứu năm 2009 được công bố trên Tạp chí Journal of the American Dietetic Association cho thấy, uống bổ sung collagen thủy phân có thể giúp duy trì trọng lượng cơ nạc của cơ thể (lean body mass).
- Đau khớp
Collagen giúp kích thích sản xuất sụn bao phủ và bảo vệ xương. Sụn giúp khớp di chuyển trơn tru. Khi chúng ta già đi, sản xuất collagen và sụn giảm. Có một số bằng chứng cho thấy bổ sung collagen có thể làm giảm đau khớp và các triệu chứng khác của viêm xương khớp.
Năm 2019, các nhà nghiên cứu đã đánh giá các điều tra tác động của việc bổ sung collagen đối với các triệu chứng viêm xương khớp. Phân tích tổng hợp được công bố trên International Orthopedics kết luận rằng collagen có hiệu quả trong việc giảm độ cứng liên quan đến viêm xương khớp, nhưng lại ít có hiệu quả trong việc giảm đau và hạn chế khớp chức năng.
2. Tác dụng phụ có thể xảy ra
Có một số báo cáo cho rằng bổ sung collagen có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận vị trong miệng. Ngoài ra, người bị dị ứng với cá, động vật có vỏ hoặc dị ứng trứng nên tránh bổ sung collagen vì nhiều sản phẩm collagen được làm từ các thành phần này.
Cũng có một số lo ngại rằng việc kích thích tổng hợp collagen cũng có thể làm tăng tình trạng mất cân bằng oxy hóa và tạo ra các gốc tự do có oxy (Reactive oxygen species).
Một số sản phẩm collagen đã bị FDA thu hồi vì quảng cáo sản phẩm sai sự thật. Theo FDA, các sản phẩm kích thích sản xuất collagen hoặc xóa nếp nhăn được coi là thuốc, chứ không phải là chất bổ sung. Những sản phẩm này phải cung cấp bằng chứng về sự an toàn và hiệu quả. Nếu không có bằng chứng (hoặc không đủ bằng chứng) được cung cấp, các sản phẩm này sẽ không được tiêu thụ trên thị trường.
Các chất bổ sung collagen chưa được kiểm tra về độ an toàn và lưu ý rằng an toàn của các chất bổ sung ở phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và những người có bệnh lý hoặc đang dùng thuốc cũng chưa được đánh giá.
Do đó, để biết chính xác uống collagen ở độ tuổi nào, bạn cần được khám sức khỏe trước và được bác sĩ tư vấn có nên sử dụng hay không, nếu có thì sử dụng ở thời điểm nào và liều lượng ra sao.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.
Y học tái tạo đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng Y khoa Quốc tế với việc nghiên cứu về khả năng tự chữa lành và tái tạo của cơ thể con người. Một phương pháp tiên tiến là sử dụng chất tiết tế bào gốc Exosomes, giúp hỗ trợ quá trình lành và tái tạo cơ thể.