1

Bị Ngã Khi Đang Mang Thai Có Đáng Lo?

Mang thai không chỉ làm thay đổi cơ thể người phụ nữ, mang thai còn khiến cách đi lại của thai phụ thay đổi. Trọng tâm của cơ thể không còn giống như bình thường khiến phụ nữ đang mang thai khó duy trì thăng bằng. Điều này khiến thai phụ lo lắng bị ngã khi mang thai.

1. Những biến chứng có thể xảy ra nếu bị ngã khi mang thai

Có tới 27% số phụ nữ mang thai bị ngã trong lúc có thai. May mắn là cơ thể có những cơ chế tự nhiên để tự bảo vệ trước những chấn thương, chẳng hạn như sự đệm đỡ của buồng ối hay các cơ tử cung khỏe mạnh.

Ngã là điều thường gặp với bất kỳ ai, nhưng nếu bị ngã trong lúc đang mang thai thì có một số vấn đề nên chú ý.

Tử cung của phụ nữ có thai sẽ không gặp phải bất kì tổn thương hay chấn thương lâu dài nào từ một lần ngã nhẹ, nhưng nếu bị ngã nặng hoặc bị va chạm ở những góc nhất định thì có thể thai phụ sẽ xuất hiện một số biến chứng.

Những biến chứng từ cú ngã có thể xảy ra chẳng hạn như:

  • Bong nhau thai.
  • Gãy xương.
  • Trạng thái thay đổi tâm thần.
  • Tổn thương sọ thai nhi.

Bị ngã khi đang mang thai có đáng lo?

Bong nhau thai là biến chứng nguy hiểm khi sản phụ vô tình bị ngã

2. Sau khi ngã trường hợp nào cần đi thăm khám bác sĩ?

Nhìn chung những trường hợp ngã nhẹ sẽ không ảnh hưởng gì nhiều tới cả thai phụ và thai nhi, tuy nhiên để chắc chắn rằng mọi thứ đều ổn, hãy đi thăm khám bác sĩ. Trong trường hợp bị ngã khi ở cuối giai đoạn 3 tháng giữa thai kì, hoặc ngã ở bất kỳ thời điểm nào trong 3 tháng cuối thai kì, hãy đi khám ngay lập tức. Bên cạnh đó, hãy tìm sự trợ giúp cấp cứu nếu:

  • Thấy xuất hiện dấu hiệu của vỡ ối, và/hoặc xuất huyết âm đạo.
  • Thấy đau bụng.
  • Có các cơn co bóp tử cung.
  • Không thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi.

3. Quá trình thăm khám chấn thương sau khi thai phụ ngã

Nếu phụ nữ đang mang thai đến khám vì bị ngã, điều đầu tiên bác sĩ làm là tiến hành kiểm tra xem có bất kỳ thương tổn nào cần can thiệp ngay lập tức hay không. Những tổn thương này có thể là rạn hoặc gãy xương, hoặc có thể là bất kì chấn thương lồng ngực nào ảnh hưởng tới hô hấp.

Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định một số kĩ thuật như theo dõi tim thai bằng máy, siêu âm thai,... Theo dõi thai bằng máy có thể theo dõi và phát hiện các cơn co tử cung bên cạnh chỉ số tim thai. Với những thông tin này, bác sĩ có thể nhận ra các biến chứng sau khi ngã chẳng hạn như bong nhau thai hoặc suy tim thai.

Bác sĩ cũng tìm các dấu hiệu thay đổi ở thai phụ cho thấy thai nhi bị ảnh hưởng, ví dụ như các cơn co tử cung, xuất huyết, hoặc đau vùng tiểu khung.

Bị ngã khi đang mang thai có đáng lo?
Khi bị ngã, bà bầu nên sớm đi siêu âm thai để tánh các biến chứng xảy ra

4. Phòng tránh bị ngã trong tương lai

Không thể nào chắc chắn sẽ không bị ngã, nhưng có thể thực hiện một số cách để hạn chế tối đa việc bị ngã khi mang thai như sau:

  • Để tránh bị trượt chân, hãy quan sát kĩ mặt đất để tránh những chỗ trơn trượt vì nước hoặc chất lỏng.
  • Đi giày hoặc dép có đế chống trượt.
  • Tránh đi giày cao gót.
  • Tránh mang vác vật cồng kềnh che khuất tầm nhìn.
  • Bám vào tay vịn khi bước xuống cầu thang.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 985 Lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây