1

Bệnh xơ gan khó chữa nhưng dễ phòng - Bệnh viện 108

Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.

Những nguyên nhân:

Rượu:

  • Người nghiện rượu chiếm tỉ lệ bị xơ gan cao nhất vì họ thường uống các loại rượu chưa được khử các chất độc có trong rượu nên các chất độc này càng ngày càng làm tổn hại tế bào gan và gây xơ gan.
  • Vì bị ngấm các chất độc có trong rượu một cách từ từ, ban đầu gan sẽ bị nhiễm mỡ, rồi gây nên tình trạng viêm gan mạn tính rồi sau đó chuyển thành xơ gan

Xơ gan do ứ mật:

  • Là trường hợp mật bị ứ đọng do viêm, do tắc đường mật cả đường mật và mật sẽ tác động làm ảnh hưởng đến gan, làm tổn thương tế bào gan dần dần dẫn đến xơ gan.

Xơ gan do viêm gan virút:

  • Khi bị viêm gan do virút có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nhất là viêm gan virút B và C.

Xơ gan do ký sinh trùng:

  • Có 3 loại ký sinh trùng thường gặp là amíp, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan làm tổn thương tế bào gan và gây ra bệnh xơ gan.

Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài:

  • Là những bệnh lý làm giảm lưu lượng máu như: suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan làm tổn thương gan.

Những biểu hiện:

  • Gan có luôn có khả năng bù trừ rất tốt, tức là phần gan chưa bị chai cứng sẽ làm thay chức năng, nhiệm vụ cho phần gan đã bị tổn hại và chai cứng cho đến khi gan bị chai cứng trên 75% thì mới có biểu hiện bệnh rõ ràng.
  • Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi các nguyên nhân âm thầm tấn công lá gan, người bệnh thường không có dấu hiệu gì ngoài một vài biểu hiện như: ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân; thậm chí có người lại biểu hiện bằng giảm ham muốn tình dục.
  • Đến giai đoạn sau, tức là khi bắt đầu có suy gan thì người bệnh có thể có các biểu hiện như: ngứa, da sậm màu, xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da ngực trên lưng, trên cổ trên mặt, trên cánh tay hay còn gọi là nốt sao mạch, trên lòng bàn tay đỏ rực lên còn gọi là dấu hiệu bàn tay son, nước tiểu sậm màu, dễ bị chảy máu răng, máu mũi, da dễ bị bầm hơn khi va chạm, mắt và da bắt đầu vàng.
  • Và trong giai đoạn nặng khi gan không còn khả năng bù trừ thì sẽ xuất hiện vàng da, vàng mắt, phù, bụng to và màng bụng có nước còn gọi là tràn dịch màng bụng.

Các biến chứng:

  • Giãn to các tĩnh mạch ở thực quản, có thể gây vỡ và gây xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện ói ra máu hoặc tiêu phân đen.
  • Bệnh não do suy gan còn gọi là hôn mê gan, vì khi gan bị suy không thải lọc được các độc chất trong cơ thể nên gây ra tình trạng ngủ gà ngủ gật, lơ mơ mất ý thức, tay chân run rẩy.
  • Xơ gan lâu ngày có thể xuất hiện các khối u trên nền gan xơ gọi là xơ gan có biến chứng ung thư hóa.
  • Nhiễm trùng nước trong ổ bụng gây căng chướng bụng, đau bụng nhiều hoặc sốt.

Những lưu ý:

  • Không nên quá lo lắng và căng thẳng vì việc tuân thủ điều trị tốt sẽ giúp bệnh ngừng tiến triển và hạn chế biến chứng.
  • Không nên dùng các thuốc gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol.
  • Tuyệt đối phải tránh xa các loại bia rượu.
  • Nên tuân thủ đúng thuốc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Đề phòng:

  • Tiêm phòng vắcxin viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh.
  • Có lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia.
  • Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống chín để không bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan.
  • Không dùng thuốc làm ảnh hưởng gan.
  • Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?

Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây