1

Bệnh viêm gan E cần được lưu ý hơn từ cộng đồng - Bệnh viện 108

Bệnh viêm gan E:

  • Viêm gan E là bệnh viêm gan do vi rút viêm gan E gây ra.
  • Vi rút viêm gan E là loại vi rút chuỗi đơn ARN, hiện đã tìm ra 8 kiểu gen chính.

Lây nhiễm:

  • Bệnh viêm gan E chủ yếu lấy qua đường phân – miệng.
  • Ăn thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt sống hoặc không được nấu chín lấy từ động vật bị nhiễm.
  • Truyền máu, chế phẩm máu của người đang bị viêm gan E cho người khác.
  • Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai

Hậu quả:

Viêm gan E cấp

  • Phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan E không có biểu hiện triệu chứng, tự khỏi trong vòng 4-6 tuần.
  • Các triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.
  • Một số ít có biểu hiện vàng da vàng mắt, tiểu sẫm màu, phân bạc màu, ngứa ngoài da. Bệnh thường tự khỏi và hồi phục trong vòng 2 đến 6 tuần.

Viêm gan E mạn tính

  • Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về sự tiến triển của viêm gan E cấp tính thành mạn tính ở các nước phát triển, nơi chủ yếu genotype 1 và 2 chiếm ưu thế.
  • Tuy nhiên, sự gia tăng bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan E genotype 3 ở các nước phát triển có thể tiến triển dẫn đến bệnh viêm gan mạn tính.
  • Các trường hợp mạn tính này chủ yếu được ghi nhận ở các bệnh nhân được ghép tạng đặc, những người phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Chẩn đoán:

  • Dựa vào khai thác yếu tố dịch tễ, thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Triệu chứng lâm sàng của Viêm gan E không đặc hiệu, giống với các viêm gan vi rút cấp khác.
  • Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm kháng thể kháng HEV- IgM trong huyết thanh, và/hoặc HEV ARN trong máu hoặc/và trong phân.

Điều trị:

  • Viêm gan E thường tự khỏi mà không cần điều trị gì.
  • Hiện chưa có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu với viêm gan E cấp, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, tránh dùng các thuốc có thể gây tổn thương gan.
  • Ribavarin và corticoid đã được sử dụng trên một số các ca bệnh, nhất là các ca có biểu hiện ngoài gan cho thấy có kết quả tốt.
  • Một số trường hợp khác sử dụng interferon trong trường hợp mạn tính cũng cho thấy có hiệu quả.
  • Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về các liệu pháp điều trị này

​​​​​​​Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng viêm gan C thường không xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh mà có thể phải sau 6 đến 7 tuần mới biểu hiện ra ngoài.

Viêm gan B: Con đường lây nhiễm, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa
Viêm gan B: Con đường lây nhiễm, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm gan siêu vi B rất dễ lây lan. Bệnh này lây truyền qua sự tiếp xúc với máu và một số loại chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.

Viêm gan A có nguy hiểm không?
Viêm gan A có nguy hiểm không?

Viêm gan A là một loại viêm gan siêu vi do virus viêm gan A (hepatitis A virus - HAV) gây nên và là dạng viêm gan cấp tính.

Viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và các triệu chứng cũng rất giống với viêm gan virus.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây