1

Bệnh thương hàn - bệnh viện 103

1. Đại cương

  • Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp.
  • Mầm bệnh là trực khuẩn Sallmonella, đây là trực khuẩn Gram âm, trong đó Sallmonella-Typhosa là nhóm gây bệnh quan trọng nhất. Khả năng gây bệnh rất mạnh nhưng không bao giờ sinh mủ vì không có mặt của bạch cầu.

Nguồn lây

Nguồn lây là người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh.

Triệu chứng lâm sàng

  • Sốt cao kéo dài, đau đầu, người mệt mỏi, tinh thần lơ mơ, mê mệt là do nội độc tố của trực khuẩn giải phóng ra khi chúng bị tan rã ở trong máu.
  • Loét ruột có thể gây nên tổn thương xuất huyết hoặc thủng ruột.
  • Lách xưng to, tủy lách có thể chứa nhiều trực khuẩn.
  • Tổn thương tủy xương, đây là nguyên nhân trực tiếp có thể gây nên giảm bạch cầu hoặc mất các bạch cầu đa nhân trung tính và toan tính.
  • Nhiễm khuẩn túi mật mạn tính, đây là những người mang mầm bệnh sau khi đã khỏi bệnh..
  • Xuất hiện các ban hồng đỏ ở ngoài da, nguyên nhân thường là do các mao mạch bị bít tắt bởi trực khuẩn.

2- Tổn thương mô bệnh học

Những tổn thương ở ruột:

  • Hay gặp và rõ nhất ở phần thấp của hồi tràng, có thể xuất hiện ở cả ở ruột non hoặc ruột già.
  • Các mảng Payer và các nang lympho sưng to, chứa nhiều tế bào đơn nhân lớn làm cho tổ chức lympho nổi cao lên bề mặt niêm mạc ruột tạo thành hạt thương hàn.
  • Vào cuối tuần thứ nhất lớp niêm mạc bị bong đi và hoại tử niêm mạc ruột tạo thành những ổ loét nông hoặc sâu, ít hoặc nhiều, kích thước nhỏ hoặc lớn nhưng ổ loét thường có hình tròn hoặc bầu dục.
  • Ở ruột non và ruột già thì các ổ loét thường nhỏ hơn vì do các nang lympho ở đó có kích thước nhỏ
  • Khi các ổ loét lành sẽ tạo thành sẹo nhỏ hoặc không để lại sẹo.

Tổn thương ở các tạng khác:

  • Cac hạch mạc treo (đặc biệt các hạch ở vùng hồi tràng thấp): sưng to, mềm, các xoang mạch giãn rộng và chứa nhiều thực bào đơn nhân lớn.
  • Lách: to vừa, mềm, màu đỏ đậm chứa nhiều thực bào đơn nhân lớn, có những ổ hoại tử nhỏ, vùng tủy lách các xoang mạch chứa nhiều hồng cầu.
  • Gan: thường có những ổ hoại tử nhỏ, mao mạch nan hoa bị tắc bởi các thực bào đơn nhân.
  • Túi mật: bị viêm và chứa nhiều thực bào đơn nhân lớn, sau khi khỏi bệnh trực khuẩn vẫn sống ở trong mật và bài tiết theo phân ra ngoài, đây là những người lành mang mầm bệnh sau khi đã điều trị khỏi.
  • Thận: các tế bào ống thận thường bị thoái hóa hạt và chứa nhiều trực khuẩn, cho nên bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh Trực khuẩn vẫn bài tiết theo nước tiểu ra ngoài 1 thời gian.
  • Phổi: giai đọan đầu có thể bị viêm phế quản, nặng hơn có thể bị viêm phổi thùy hoặc viêm phổi đốm.
  • Tim: thường chương to và mềm, mạch chậm, huyết áp hạ, thường thấy nghẽn mạch ở các tĩnh mạch, đặc biệt ở tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch hiển. Giảm bạch cầu đa nhân trung tính và toan tính, tăng tỷ lệ bạch cầu đơn nhân trong máu.
  • Các cơ có thể bị đứt đoạn, mất vân hoặc bị thoái hóa, hay gặp nhất là tổn thương ở cơ bụng, cơ hoành và cơ đùi.
  • Các xương cũng có thể bị tổn thương viêm mủ mạn tính hoặc bị áp xe, viêm màng xương kéo dài.

3. Biến chứng

  • Thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, vỡ lách.
  • Tử vong do nhiễm trùng nhiễm độc, suy tuần hoàn…

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12127 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây