1

Bệnh phong cùi có lây không?

Bệnh phong cùi ngày trước từng được xem là một loại bệnh mãn tính không có thuốc chữa và ảnh hưởng đến tâm lý lẫn sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, phong cùi đến nay đã có phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Bệnh phong cùi là gì?

 

Bệnh phong là một loại bệnh lý nhiễm khuẩn mãn tính do vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra. Bệnh thường có ảnh hưởng chủ yếu đến các dây thần kinh da, tứ chi, ở niêm mạc mũi hay đường hô hấp trên... Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh Hansen.

Bệnh phong cùi gây ra tình trạng viêm loét da và tổn thương thần kinh, yếu cơ. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra như biến dạng cơ thể, thậm chí là tàn tật.

Phong cùi là một trong những căn bệnh đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người. Theo một số tài liệu tham khảo bằng văn bản đầu tiên, bệnh phong đã xuất hiện lần đầu tiên từ khoảng năm 600 trước Công nguyên.

Hiện nay, phong cùi đã đi đến và phát triển ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Bệnh phong cùi có lây không?
Bệnh phong cùi gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe người bệnh

2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh phong cùi

 

Khi nhiễm khuẩn Mycobacterium Leprae và bị bệnh phong cùi, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rất rõ nét như:

  • Yếu cơ.
  • Tay và chân tê bì.
  • Xuất hiện các mảng viêm loét, tổn thương trên da...
  • Các tổn thương da dẫn đến giảm cảm giác khi chạm vào hay thậm chí là không cảm thấy bỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Những nhiễm trùng này không thể tự cải thiện theo thời gian, thường sáng hơn màu da bình thường hoặc cũng có thể ửng đỏ do viêm.
Bệnh phong cùi có lây không?
Tê bì chân tay là một triệu chứng của bệnh phong

3. Bệnh phong cùi có lây không?

 

Bệnh phong cùi có lây không là câu hỏi chung của rất nhiều người khi nhận thức về tầm nguy hiểm của loại bệnh này. Và rất không may mắn, câu trả lời là có.

Vi khuẩn gây bệnh phong tồn tại chủ yếu trong 2 con đường bài xuất là đường hô hấp và xuất tiết dưới da. Vì vậy, bệnh có thể lây lan theo 2 kiểu sau.

3.1 Lây truyền qua đường hô hấp

 

Đối với những người mắc bệnh phong cùi nhưng chưa được điều trị, mỗi ngày, trung bình người này có thể giải phóng khoảng 100 triệu trực khuẩn phong ra ngoài thông qua đường thở và xuất tiết qua dịch tiết ở mũi họng.

Khi ra môi trường bên ngoài, vi khuẩn phong lại có thể tồn tại khá lâu, thậm chí có thể lên đến 1 – 2 tuần. Đặc biệt, môi trường càng tối ẩm, hoạt động của chủng vi khuẩn này càng mạnh. Do đó, việc tiếp xúc hay ở trong khu vực của người mắc bệnh phong lâu ngày sẽ khiến nguy cơ lây bệnh cực kì cao.

Bệnh phong cùi có lây không?
Bệnh phong có thể bị lây qua đường hô hấp

3.2 Lây truyền qua đường tiếp xúc

 

Bên cạnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp, trực khuẩn phong cũng có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp. Những người sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm, bát đũa... hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh phong đều có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh phong có tốc độ tăng trưởng rất chậm. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh là 5 năm, hay thậm chí, một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh không xuất hiện trong 20 năm sau khi nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh phong cũng rất khó lây và tỷ lệ lây nhiễm rất thấp.

4. Những biến chứng nghiêm trọng đến từ bệnh phong cùi

 

Việc chẩn đoán cũng như điều trị chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với bệnh nhân. Chúng có thể bao gồm:

  • Biến dạng cơ thể.
  • Rụng tóc, đặc biệt là vùng lông mi và lông mày.
  • Yếu cơ, tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn ở tay và chân, thậm chỉ tay chân tàn tật, liệt hoàn toàn.
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam thường xuyên và bị xẹp vách ngăn mũi.
  • Viêm mống mắt.
  • Bệnh tăng nhãn áp – một loại bệnh lý ở mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác, thậm chí khiến bệnh nhân mù lòa.
  • Suy thận.
Bệnh phong cùi có lây không?
Bệnh phong có thể gây suy thận

5. Bệnh phong cùi có thể điều trị không?

 

Bệnh phong từng được xem là một trong tứ chứng nan y và đã khiến nhiều thời đại phải chấp nhận sự phát triển mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên, đến năm 1941, khi người Mỹ bắt đầu ứng dụng đa hóa trị liệu vào điều trị y khoa, bệnh phong đã được kiểm soát một cách tối ưu, cắt đứt nhanh chóng nguồn lây và mở ra xu hướng mới để loại trừ phong cùi trên toàn cầu.

Ở Việt Nam, bệnh phong cùi đã được loại bỏ từ năm 2000 vì tỷ lệ lưu hành dưới 1/1000 tổng dân số. Có thể thấy, việc điều trị bệnh đã không còn là vấn đề to lớn nhờ có công nghệ đa hóa trị liệu kết hợp vật lý trị liệu, giúp chữa khỏi bệnh, chống sự tàn phế và hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh.

Ngoài phương pháp điều trị bằng đa hóa trị liệu, thuốc cũng là một phương pháp phổ biến được áp dụng để điều trị các thể phong nhẹ. Liệu trình thuốc có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng tùy theo thể trạng mỗi người. Hiện nay, các loại thuốc chữa bệnh phong cùi thường được cấp miễn phí cho bệnh nhân và phổ biến nhất là các loại kháng viêm như Dapsone, Ethionamide, Thalidomide và Prednisone...

Bệnh phong cùi có lây không?
Bệnh phong cùi có thể được điều trị bằng thuốc

6. Phòng ngừa bệnh phong cùi như thế nào?

 

Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm bệnh hiện nay là rất thấp, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cần có ý thức phòng ngừa bệnh. Hãy thực hiện một số lời khuyên dưới đây:

  • Không sử dụng chung chén đũa hoặc đồ dùng cá nhân của người bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt... của bệnh nhân. Nếu như tiếp xúc, cần phải sử dụng các chất sát khuẩn để rửa da ngay.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc / chăm sóc người bệnh.
  • Không được để các vùng da bị trầy xước phơi nhiễm trước khu vực của bệnh nhân.

Như vậy, vấn đề bệnh phong cùi có lây không đã được bài viết giải đáp một cách cụ thể, cùng với đó là phương pháp điều trị - phòng tránh bệnh. Bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 848 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 896 Lượt xem
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG? 02:53
SỬ DỤNG BỘT NGHỆ ĐỂ CHỮA DẠ DÀY, NÊN HAY KHÔNG?
Từ lâu, nghệ là một vị thuốc dân gian, có tính hoạt huyết mau liền vết thương và chống gốc tự do. Sử dụng bột nghệ trong điều trị bệnh lý về dạ dày...
 3 năm trước
 1144 Lượt xem
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy 00:50
Dâu không được đứng, không được dừng, mà phải chạy, chạy
Một ngày nào đó, ngày đẹp trờiMình cùng bay, bay, bay.. cao, caoDưới là mặt đất, trên bầu trời muôn ngàn vì saoDâu Tây trông...
 3 năm trước
 970 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 1215 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 806 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây