1

Bệnh phổi do thuốc(Drug-induced lung diseases) - bệnh viện 103

1. Đại cương

Từ năm 1890 Osler đã phát hiện ra phù phổi do thuốc .

Thuốc có thể gây tổn thương ở đường thở, phế nang, mạch máu, hay hạch lympho.

Bệnh phổi do thuốc có thể do:

  •  Độc tính của thuốc: Thuốc có thể gây tình trạng nhiễm độc cấp, bán cấp hoặc mạn tính .
  •  Hoặc biểu hiện của hội chứng hệ thống .

1.1. Yếu tố nguy cơ của bệnh phổi do thuốc

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cơ thể là:

  •  Di truyền .
  •  Thường xuyên tiếp xác với thuốc hoặc các yếu tố dị ứng môi trường .
  •  Mắc các bệnh phối hợp .

1.2. Cơ chế tổn thương phổi do thuốc

-Tổn thương do ô xy hóa: thường do các thuốc như nitrofurantoin, bleomycin. Thuốc sẽ gây sản xuất ra các gốc ô xy phản ứng gây peroxide hóa lipid dẫn đến rối loạn chức năng tế bào .

-Tổn thương do đáp ứng miễn dịch: các phế nang viêm bạch cầu đa nhân trung tính hoặc lympho. Thâm nhiễm các tế bào ở tổ chức kẽ dẫn đến sản xuất các chất hóa ứng động, proteinase làm tổn thương tế bào .

-Tổn thương do đáp ứng miễn dịch qua trung gian bổ thể: thường do các thuốc nhóm Opiate, b2-agonists.

- Tổn thương ở phổi gây phù phổi cấp hoặc ARDS 

1.3. Các thuốc gây các bệnh phổi

– Các thuốc tim mạch:

  •  Amiodarone: ở liều 200mg/ngày gặp tần suất bệnh phổi từ  0,1-0,5%. Hầu hết có biểu hiện tổn thương ở phổi khi dùng >400mg/ngày .
  •  Thuốc ức chế men chuyển: Khi sử dụng có khoảng 5-25% bệnh nhân xuất hiện ho. Cơ chế do tích lũy kinin và chất P ở đường thở gây kích thích phế quản và xuất hiện ho .
  •  Procainamide, chẹn badrenergic receptor, hydralazine, hydrochlorothiaride .

– Thuốc chống co giật: Diphenylhydantoin, phenyltoin, carbamazepine .

– Thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch: Aspirin, methtrexate, D-penicilamine, Sirolimus, muoois vàng .

– Các thuốc khác: Nitrofurantoin, intereron, cocain, heroin .v.v.

2. Các biểu hiện ở phổi do thuốc

2.1.Bệnh phổi kẽ

–  Gặp phổ biến nhất .

– Các thuốc gây phổ biến: Amiodarone, Chẹn b adrenergic receptor, Carbamazepine, muối vàng, hydralazine, interferon , methotrexate, nitre

Ofurantoin, penicilin, phenytoin .

– Các biểu hiện lâm sàng:

  •  Viêm phổi kẽ cấp, bán cấp hoặc mạn tính .
  •  Xơ phổi kẽ (Interstial fibrosis) .

2.2. Viêm phổi tổ chức hóa (Organizing pneumonia), viêm tiểu phế quản tận bịt tắc kết hợp với viêm phổi tổ chức hóa (Bronchiolitis oblioterants organizing pneumonia)

– Các thuốc gây phổ biến: Amiodarone, amphotericine B, chẹn b adrenergic receptor, carbamazepine, cephalosporine, cocain, interferon , minocyline, nitrofurantoin, phenytoin .

– Biểu hiện lâm sàng: Khó thở, ho khan, đau ngực, ran nổ .v.v.

2.3. Bệnh phổi tăng bạch cấu ái toan (Eosinophilic lung disease)

– Các thuốc gây phổ biến: ức chế men chuyển, thuốc chống lao, carbamazepine, cephalosporie, erythromycine, muối vàng, minocycline, thuốc chống viêm không sterroid, peniciline, tetracycline, sulfonamide, L-tryptophan .

– Các biểu hiện lâm sàng:

  •  Viêm phổi tăng bạch cầu E cấp tính (hội chứng loeffler) hoặc mạn tính .
  •  Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu E (Peripheral eosinophilia) .
  •  Hội chứng Churg-Strauss .

2.4. Tăng mẫn cảm phổi hoặc hệ thống (Pulmonary or systemic hypersensitivity)

– Các thuốc gây phổ biến: Aspirin, carbamazepine, minocycline, thuốc chống viêm không sterroid, phenytoin, sulfonamide .

– Biểu hiện lâm sàng:  Sốt, ho, khó thở cấp .

2.5. Bệnh đường thở

– Các thuốc gây phổ biến: ức chế men chuyển, aspirin, adenisine, thuốc chống viêm không sterroid, chẹn badrenergic receptor .

– Biểu hiện lâm sàng: Ho, co thắt phế quản .

2.6. Phù phổi không do tim mạch hoặc hội chứng trụy hô hấp cấp tiến triển (Noncardiogenic pulmonary edema or acute pulmonary distress syndrome)

– Các thuốc gây phổ biến: Amiodarone, amphotericin, aspirin, thuốc chống viêm không sterroid, heparin, methotrexate, prostacycline, quá liều opiate, các chất cản quang, terbutaline, thuốc chống trầm cảm .

– Biểu hiện lâm sàng: Ho, khó thở cấp, có thể khạc đờm, tím tái, ran nổ, ran ẩm  hai phổi .

2.7. Viêm mạch phổi (pulmonary vasculitis), chảy máu phế nang lan tỏa (Drug-induced diffuse alveolar hemorrhage), hội chứng phổi thận (pulmonary renal syndrome)

Các thuốc gây các hội chứng này như Amiodarone, cocain, kháng leukotriene, minocycline, methotrexate, nitrofurantoin, penicilamine, propylthiouracine, sulfonamide .

2.8. Cao áp động mạch phổi

Các thuốc gây cao áp động mạch phổi gồm Anorexigene, L-tryptophan .

2.9. Giảm thông khí phế nang (Alveolar hypoventilation)

Các thuốc gây giảm thông khí phế nang như Aminoglycoside, corticosteroid, opiate, thuốc an thần, gây mê .

3. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh phổi do thuốc (BPDT) thường khó bởi biểu hiện lâm sàng giống nhiều bệnh (bệnh phổi, viêm phổi tăng cảm, bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh phổi kẽ vô căn, bệnh collagen), không có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định. Chẩn đoán xác định BPDT thường chẩn đoán xác định khi đã loại trừ các bệnh khác .

Chẩn đoán bệnh phổi do thuốc dựa vào:

3.1. Tiền sử dùng thuốc

3.2. Đặc điểm lâm sàng

Hội chứng phế quản, đông đặc lan tỏa .v.v.

3.3. Các xét nghiệm

– Xét nghiệm máu: bạch cầu ái toan tăng, khi tăng >1000TB/ml định hướng đến viêm phổi do thuốc .

– Xét nghiệm dịch phế quản: bạch cầu E tăng .

– Chụp Xquang phổi (Xquang chuẩn, cắt lớp vi tính): tổn thương tổ chức kẽ hoặc đông đặc nhu mô phổi lan tỏa, có thể có tràn dịch màng phổi .

– Nội soi phế quản-sinh thiết hoặc sinh thiết phổi qua thành ngực chẩn đoán mô bệnh: Có giá trị đính hướng chẩn đoán cao .

4. Điều trị và dự phòng

– Ngừng sớm các thuốc nghi nghờ hoặc đã xác định gây tổn thương phổi

– Điều trị các triệu chứng và biến chứng: giảm ho, long đờm, thở ô xy, chống bội nhiễm, thông khí nhân tạo nếu có suy hô hấp v.v.

– Điều trị bệnh sinh: liệu pháp corticoid kéo dài .

– Dự phòng: cần hỏi kĩ tiền sử dị ứng thuốc trước khi dùng các thuốc. Theo dõi sát các tác dụng không mong muốn khi phải sử dụng các thuốc có nguy cơ cao gây tổn thương phổi .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây