1

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (P. 2) - Bệnh viện Từ Dũ

Viêm âm đạo không đặc hiệu

Không có tác nhân nhiễm trùng đơn độc, đúng hơn là sự chuyển đổi thành phần vi khuẩn thường trú âm đạo với tăng 10 lần vi khuẩn kỵ khí và tăng nồng độ Gardnerella vaginalis, giảm nồng độ lactobacilli.

Triệu chứng:

Huyết trắng đặc trưng là đồng nhất, màu trắng xám, nhiều và có mùi tanh cá. Hiếm khi có ngứa hoặc kích thích âm hộ hoặc âm đạo.

Chẩn đoán:

  • Soi tươi huyết trắng thấy hình ảnh "clue cells" (hơn 20%). Clue cells là những tế bào biểu mô âm đạo được vi khuẩn bám vào màng tế bào. Tế bào viêm hoặc lactobacilli ít được thấy.
  • pH huyết trắng >= 4.5
  • "whiff" test dương tính: ngửi mùi tanh cá sau khi cho dung dịch KOH 10%-20% vào huyết trắng.
  • Hiếm khi có viêm đỏ âm  đạo.

Điều trị:      

  • Metronidazole 500mg x 2 lần / ngày x 7  ngày (uống)
  • Metronidazole gel x 2 lần / ngày x 5 ngày ( bôi âm đạo)
  • Clindamycin 2% cream 1 lần / ngày x 7 ngày (bôi âm đạo).

Lậu

Do vi trùng lậu Nesseria gonorrhea, là song cầu trùng gram âm.

Có vài đặc tính giống Chlamydia: 

  • Chuyên biệt trong biểu mô tuyến, nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên chỉ lây truyền qua tiếp xúc gần gũi.
  • Gây nhiễm trùng ngược dòng ở phụ nữ khỏe mạnh.

Một số đặc điểm khác biệt với Chlamydia:

  • Gonococci sao chép bên ngoài tế bào.
  • Gonococci dễ gây nhiễm hơn Chlamydia vì nó nhân đôi nhiều hơn.
  • Có nhiều triệu chứng mà bệnh than phiền hơn.
  • Gonococci rất nhạy cảm với hầu hết các kháng sinh và tiêu diệt tận gốc với đơn liều trị liệu.
  • Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày nhưng có thể kéo dài 2-3 tuần, thời gian ủ bệnh càng dài thì bệnh càng nhẹ.

Các hình thái lâm sàng:

  • Ở nữ: Gây viêm CTC, viêm niệu đạo, viêm tuyến Bartholine, viêm vùng chậu gây vô sinh, viêm hầu họng cấp tính, viêm khớp, viêm kết mạc.
  • Ở nam: Gây viêm niệu đạo, tiểu khó, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, viêm  khớp, viêm kết mạc. 
  • Ở trẻ em: Đường lây truyền do tiếp xúc quần áo có nhiễm lậu hay do tiếp xúc tình dục. Triệu chứng ở bé gái: viêm âm hộ-âm đạo với dịch tiết màu vàng đục như mủ, âm hộ phù nề.
  • Ở sơ sinh: Viêm kết mạc mắt có thể gây mù, viêm mắt sơ sinh.

Triệu chứng lâm sàng:

Huyết trắng có mủ ở CTC, ở nam có mủ ở niệu đạo, tiểu gắt buốt, viêm tuyến Bartholine cấp, đau vùng bụng dưới, sốt, đặc biệt đau khi quan hệ tình dục.

Cận lâm sàng:

  • Soi trực tiếp: Lấy mủ ở dịch tiệt niệu đạo thấy hình ảnh song cầu hình hạt cà phê.
  • Cấy: ít sử dụng.
  • Phản ứng miễn dịch hùynh quang, phản ứng cố định bổ thể, phản ứng men.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào:

Lâm sàng:

  • Nam: tiểu ra mủ, tiểu gắt, tiểu buốt, tính chất mủ màu vàng xanh loãng.
  • Nữ: huyết trắng vàng xanh từ cổ trong CTC.

Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày
Xét nghiệm trực tiếp có song cầu gram âm nội ngoại bào.

Điều trị:

Nguyên tắc điều trị:

  • Phải chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để tránh biến chứng và hạn chế sự lờn thuốc.
  • Phải điều trị cả người có quan hệ tình dục.
  • Phải thử huyết thanh chẩn đoán giang mai (VDRL) và HIV để phát hiện bệnh kèm theo.
  • Điều trị kết hợp điều trị Chlamydia vì tính chất dịch tể học, sự kết hợp bệnh trong điều kiện thiếu phương tiện xét nghiệm..

Các loại thuốc đặc trị như:

  • Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất. Hoặc
  • Spectinomycine 2g tiêm một liều duy nhất. Hoặc
  • Ciprofloxacine 500mg uống liều duy nhất.

Theo dõi sau điều trị:

Nếu điều trị đúng sẽ hết tiểu mủ sau 2-3 ngày. Cảm giác đường tiểu sẽ giảm trong ngày đầu và biến mất hoàn toàn sau 3-5 ngày. Chỉ xét nghiệm khỏi bệnh khi cấy liên tiếp 2 lần âm tính hoặc không tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Cần Kiêng Quan Hệ Không?
Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Cần Kiêng Quan Hệ Không?

Người bị tiểu đường có cần kiêng quan hệ không? Có lẽ đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Vậy cụ thể sẽ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quan Hệ Tình Dục và Bệnh Crohn Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào?
Quan Hệ Tình Dục và Bệnh Crohn Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào?

Quan hệ tình dục và bệnh Crohn có mối liên hệ như thế nào? Để đảm bảo cuộc sống tình dục thỏa mãn khi đang mắc bệnh Crohn là một thách thức đặc biệt khó khăn.

Bệnh Giang Mai Ở Nam Giới Khi Quan Hệ Đồng Tính
Bệnh Giang Mai Ở Nam Giới Khi Quan Hệ Đồng Tính

Bệnh giang mai ở nam giới khi quan hệ đồng tính có lây truyền không? Cơ chế lây truyền của bệnh lý này như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây cùng chuyên gia nhé!

Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây