1

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (P. 1) - Bệnh viện Từ Dũ

 Bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh lây truyền từ người này sang người khác do có quan hệ tình dục với người đã nhiễm bệnh, nói một cách khác quan hệ tình dục không an toàn là đường lây chính của bệnh lây truyền qua đường tình dục.  
 
Có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất là: lậu, giang mai, hột xoài, hạ cam mềm, mồng gà, nhiễm Chlamydia, đặc biệt AIDS là bệnh nguy hiểm hơn cả.

Hiện nay, bệnh lây truyền qua đường tình dục đang có chiều hướng gia tăng do các dạng bệnh được lây truyền qua nhiều đường khác nhau: đường giao hợp sinh dục - sinh dục, đường miệng – sinh dục, đường hậu môn – sinh dục. Đặc biệt, từ khi bệnh AIDS xuất hiện thì đây không chỉ là vấn đề liên quan đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.

Biến chứng

  • Làm cho người bệnh mất khả năng sinh sản
  • Gây lở loét đau đớn ở cơ quan sinh dục
  • Kéo dài mãn tính nếu không điều trị, có thể đưa đến chết người như HIV/ AIDS,
  • Âm thầm gây di chứng lâu dài như giang mai, lậu  ….

Những điều cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Nên đến các cơ sở y tế để được khám và trị bệnh càng sớm càng tốt. Các cơ sở sở y tế mới có đủ điều kiện để xác định bệnh chính xác, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh để xử trí và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, các cơ sở này cũng hướng dẫn chúng ta cách phòng tránh bệnh về sau, hướng dẫn phòng tránh cho người có quan hệ với mình, vì nếu không chữa trị cho cả hai, thì bệnh sẽ tái nhiễm nhiều lần làm giảm hiệu quả và tác dụng điều trị về sau.

Các dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục

1. Viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis

Nhiễm trùng do Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục do đơn bào Trichomonas vaginalis. Nó chiếm khoảng 25% viêm âm đạo. Trichomonas là một ký sinh trùng chịu đựng được nhiều môi trường, có thể sống sót trên những khăn ướt và những bề mặt khác. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 28 ngày.

Triệu chứng: có thể thay đổi nhiều.

  • Huyết trắng điển hình có mùi hôi, có bọt, loãng và nhiều, có thể có màu xám, trắng hoặc vàng xanh.
  • Âm hộ và âm đạo có thể viêm đỏ hoặc phù nề.
  • Cổ tử cung có thể viêm đỏ và mủn nát.

Chẩn đoán:

  • Soi tươi phát hiện đơn bào dạng hình thoi di động, có đuôi, kích thước hơi lớn hơn bạch cầu. Thường có sự hiện diện của nhiều tế bào viêm.
  • Huyết trắng có pH từ 5.0-7.0.
  • Bệnh nhân không triệu chứng bị nhiễm có thể phát hiện Trichomonas trên Pap's smear.

Điều trị: Metronidazole 2g uống liều duy nhất. Điều trị đồng thời cả bạn tình.
Phác đồ thay thế: Metronidazole 500mg x 2 lần /ngày x 7 ngày.

2. Viêm cổ tử cung do Chlamydia Trachomatis

Nhiễm C. Trachomatis là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. C.Trachomatis là vi khuẩn nội bào bắt buộc thích nhiễm tế bào trụ lát, vì vậy ở vùng chuyển tiếp cổ tử cung là nơi lấy bệnh phẩm để chẩn đoán xác định bệnh.

Triệu chứng: Nhiễm C.Trachomatis không triệu chứng trong 30 – 50% trường hợp và có thể kéo dài vài năm.

  • Bệnh nhân bị viêm cổ tử cung có thể than phiền về huyết trắng hoặc ra máu thấm giọt hoặc sau giao hợp.
  • Khi khám cổ tử cung thấy cổ tử cung đỏ và dễ chảy máu và có huyết trắng như mủ vàng xanh.
  • Nhuộm Gram phát hiện hơn 10 bạch cầu đa nhân trên quang trường dầu. 

Chẩn đoán:

  • Cấy là phương pháp tốt nhất. Cấy được thực hiện sau khi phết tăm bông mủ ở kênh cổ tử cung. Phết tăm bông cổ trong nên được xoay 15 đến 20 giây để đảm bảo có tế bào biểu mô. Độ nhạy khoảng 75%.
  • Test nhanh cho kết quả nhanh hơn và rẻ hơn. Test này có độ nhạy 86% đến 93% và độ  đặc hiệu 93% đến 99%

Điều trị: cho cả bạn tình

  • Doxycycline 100mg x 2 lần /ngày x 7 ngày (uống).
  • Azithromycin 1g liều duy nhất (uống).

Phác đồ khác:

  • Ofloxacin 300mg x 2 lần /ngày x 7 ngày (uống).
  • Erythromycin 500 mg x 4 lần /ngày x 7 ngày (uống).
  • Sulfisoxazole 500mg x 4 lần /ngày x 10 ngày (uống). 

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Cần Kiêng Quan Hệ Không?
Người Bị Bệnh Tiểu Đường Có Cần Kiêng Quan Hệ Không?

Người bị tiểu đường có cần kiêng quan hệ không? Có lẽ đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Vậy cụ thể sẽ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Quan Hệ Tình Dục và Bệnh Crohn Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào?
Quan Hệ Tình Dục và Bệnh Crohn Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào?

Quan hệ tình dục và bệnh Crohn có mối liên hệ như thế nào? Để đảm bảo cuộc sống tình dục thỏa mãn khi đang mắc bệnh Crohn là một thách thức đặc biệt khó khăn.

Bệnh Giang Mai Ở Nam Giới Khi Quan Hệ Đồng Tính
Bệnh Giang Mai Ở Nam Giới Khi Quan Hệ Đồng Tính

Bệnh giang mai ở nam giới khi quan hệ đồng tính có lây truyền không? Cơ chế lây truyền của bệnh lý này như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây cùng chuyên gia nhé!

Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây