Bệnh hậu bối là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Bệnh hậu bối là bệnh gì?
Bệnh hậu bối (Carbuncle) là bệnh lý gây ra một nhóm nhọt đỏ, sưng và gây đau. Bên cạnh đó, nhóm nhọt này còn được gắn kết với nhau dưới da, có thể chứa đầy mủ và có quá trình hoại tử phần mềm tổ chức dưới da. Đây là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Vị trí hay gặp bệnh hậu bối là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và ở chân, tay.
Từ “Hậu bối” xuất phát từ tiếng Latin “Carbunculus” nghĩa là hòn than nhỏ, là khối đau cứng như đá (Carbuncle stone). Do vị trí xuất hiện của bệnh hay nằm phía thân sau của cơ thể nên được dân gian dùng từ “hậu” (phía sau), còn “bối” có nghĩa là u nhọt.
Ở Việt Nam, bệnh hậu bối còn được gọi là “cụm nhọt tổ ong” hay “nhọt gương sen” do hình ảnh tổn thương của bệnh gây ra khi vỡ mủ sẽ có tình trạng lỗ chỗ giống như tổ ong hoặc như gương sen đã lấy hết hạt sen.
2. Nguyên nhân gây bệnh hậu bối
Bệnh hậu bối thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Những người có vùng da hoại tử, da chết hoặc da bị tổn thương sẽ giúp vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng hậu bối chứa đầy dịch, mủ và mô chết.
Ngoài ra, những bộ phận ẩm ướt của cơ thể như: mũi, miệng, họng, đùi, nách... dễ bị nhiễm trùng hơn so với các khu vực khác vì vi khuẩn Staphylococcus aureus phát triển mạnh ở những khu vực này. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh hậu bối bao gồm:
- Vệ sinh cá nhân kém;
- Bệnh đái tháo đường;
- Người có hệ miễn dịch suy yếu;
- Viêm da;
- Bệnh nhân mắc bệnh thận;
- Bệnh nhân mắc bệnh gan;
- Người cao tuổi;
- Hành động cạo râu và các hoạt động khác làm tổn đến thương da.
3. Triệu chứng của bệnh hậu bối
Hậu bối xuất hiện ban đầu với triệu chứng là một đám mảng đỏ có đường kính rất khác nhau, các mảng có thể dao động từ 5 - 10 - 20cm, kèm theo các biểu như: viêm đỏ, sưng tấy, các nốt gồ cao, đau.
Sau 2 ngày đến 3 ngày mắc bệnh, các tổn thương sẽ lan rộng, hóa mủ và tạo thành những ổ áp xe, ở giữa ổ hình thành ngòi mủ màu trắng hoặc màu vàng. Sau đó chúng có thể vỡ ra, chảy dịch màu trắng hoặc dịch có màu hồng kem, lâu ngày sẽ tiến triển hoại tử tổ chức dưới da, gây ra các tổn thương lõm sâu khoảng 0.5 - 1cm. Ngoài ra, người mắc bệnh hậu bối còn kèm theo triệu chứng đau nhức (đặc biệt là khi nhọt khu trú ở vùng mũi, vành tai), sốt, mệt mỏi...
4. Bệnh hậu bối có nguy hiểm không?
Hậu bối là căn bệnh không thể tự khỏi theo cách thay băng gạc thông thường hoặc tự uống thuốc mà cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh hậu bối rất khác với các nốt nhọt bọc (thường chỉ là tổn thương rất nông và là một khối mủ có thể trích đơn giản), hậu bối đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật để mở rộng và lấy tổ chức hoại tử bên dưới da thì mới điều trị khỏi bệnh.
Do đó, khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém hay có nhiều bệnh lý chuyển hóa kèm theo như đái tháo đường... thì cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh để diễn biến nặng, gây ra hậu quả đáng tiếc. Bệnh hậu bối lâu ngày không điều trị có thể gây ra biến chứng nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong.
Cảnh giác với các biến chứng thường gặp của bệnh hậu bối:
- Nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở người suy dinh dưỡng. Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng quá mức của cơ thể và là tình trạng cấp cứu y tế, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Triệu chứng nhiễm trùng huyết bao gồm: ớn lạnh, sốt cao, nhịp tim nhanh và cảm giác bị bệnh nặng...
- Nhọt mọc ở vị trí môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm trùng huyết;
- Bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin cần điều trị bằng kháng sinh mạnh theo toa của bác sĩ nếu các tổn thương không được dẫn lưu đúng cách;
- Vi khuẩn từ nhọt xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác như: phổi, xương, khớp, tim, máu và ở hệ thần kinh trung ương.
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh?
Bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu:
- Có nhiều hơn một hậu bối tại một thời điểm;
- Các hậu bối mọc trên mặt;
- Tình trạng da xấu đi nhanh chóng hoặc gây ra cảm giác cực kỳ đau đớn;
- Nhọt là nguyên nhân gây sốt có đường kính hơn 5cm;
- Các tổn thương da không thể chữa lành trong 2 tuần và tiến triển nặng hơn.
6. Điều trị bệnh hậu bối
Bệnh hậu bối có thể để lại biến chứng nguy hiểm, vì thế việc tuân thủ chỉ định điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa là việc làm cần thiết.
- Sử dụng thuốc kháng sinh;
- Thuốc giảm đau;
- Vệ sinh, chăm sóc vết thương hàng ngày;
- Tháo mủ bằng dao hoặc kim;
- Phẫu thuật để điều trị các hậu bối sâu hoặc lớn.
Theo đó, bệnh nhân cần lưu ý:
- Tránh sờ, bóp hoặc kích thích nhọt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và sẹo.
- Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào nhọt
- Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm nào đã chạm vào nhọt
- Tránh dùng chung giường, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân với người lành để tránh lây lan.
Bệnh hậu bối không tự khỏi mà cần điều trị chuyên sâu. Khi tổn thương đã có mủ bắt buộc người bệnh phải nhập viện phẫu thuật để lấy tổ chức hoại tử. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh hậu bối, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?