Bệnh động kinh và ứng dụng của PET Scan
1. Bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh hay còn gọi là giật kinh phong, có tên tiếng anh là Epilepsy, là một chứng bệnh hệ thần kinh, được gây ra bởi sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo ra nhiều triệu chứng rối loạn của hệ thần kinh ( động kinh), chẳng hạn như co giật, cắn lưỡi, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, không kiểm soát được tiểu tiện....
Các dấu hiệu của cơn động kinh thường thay đổi từ khoảng thời gian rất ngắn và gần như không thể phát hiện đến các đơn động kinh với khoảng thời gian dài, kèm theo là các chấn động mạnh. Co giật có xu hướng tái phát trong động kinh và không có nguyên nhân tiềm ẩn. Co giật không được coi là triệu chứng của bệnh động kinh nếu xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.
Theo thống kê, có khoảng 0,5% dân số Việt Nam mắc bệnh động kinh, trong đó trẻ em chiếm 30%. Vì vậy, có thể thấy, động kinh là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Tùy theo mức độ và thể trạng của người bệnh mà bệnh động kinh sẽ được điều trị trong thời gian ngắn hoặc dài.
2. Ứng dụng của PET Scan đối với bệnh nhân bị động kinh
Đối với bệnh nhân bị động kinh, chụp PET được sử dụng để xác định vị trí phần não gây ra tình trạng co giật.
Tuy nhiên, các bác sĩ có thể yêu cầu chụp PET vì nhiều lý do khác nhau. Ngoài các vấn đề tiềm ẩn ở não và tủy sống, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về tim cũng như một số loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư não, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hạch.
3. Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện PET Scan?
Nếu quá trình thực hiện có sự khác biệt, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn biết cần chuẩn bị như thế nào. Trước khi thực hiện PET Scan, thông thường bạn sẽ được yêu cầu không ăn gì trong vài giờ trước khi chụp vì thức ăn có thể khiến cho hình ảnh thu được từ quá trình PET Scan trở nên xấu đi. Việc thực hiện PET Scan sẽ được chuyển sang ngày khác nếu bạn lỡ ăn.
Do đó, việc hướng dẫn cho người bệnh tập trung vào vấn đề ăn uống là rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện PET Scan, bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu... Đặc biệt, nếu bạn bị tiểu đường, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn đặc biệt dành cho bạn về việc chuẩn bị trước khi quét như thế nào.
Nếu bạn đang có thai hay nghi ngờ có thai, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện PET Scan. Bạn cần lấy đủ lượng sữa cho con bú trong vòng 6 giờ sau khi quét nếu bạn đang cho con bú bởi nếu không bạn sẽ không thể cho con bú ngay sau đó và sữa sẽ bị nhiễm xạ. Trong khoảng thời gian tia xạ vẫn còn lưu lại trong cơ thể, ba mẹ không nên bế hoặc gần con. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể nhất.
4. PET Scan được tiến hành như thế nào?
Chất phóng xạ hay còn gọi là chất đánh dấu tự nhiên như glucose, nước hoăc ammonia. Để thực hiện PET Scan, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đưa chất phóng xạ này vào cơ thể bằng cách tiêm truyền. Khi chất phóng xạ đi vào cơ thể, nó sẽ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đó, chất đánh dấu sẽ được sử dụng để tạo năng lượng. Chẳng hạn như fluorodeoxyglucose (gluco FDG) - một loại thuốc phóng xạ đã được gắn kết với glucose để tạo thành chất đánh dấu phóng xạ. Chất đánh dấu sẽ đi đến các mô mà ở đó glucose được dùng để tạo thành năng lượng khi vào trong cơ thể.
Thực hiện PET Scan nhằm phát hiện nguồn năng lượng được phóng thích bởi các hạt position. Đây là những hạt nhỏ được hình thành khi chất phóng xạ bị phá vỡ trong cơ thể. Hạt position sẽ tạo thành tia gamma khi chúng bị phá vỡ. Máy quét sẽ phát hiện ra các tia gamma này và sẽ tạo nên hình ảnh không gian ba chiều. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể có gì bất thường hay không hoặc hoạt động quá mức như thế nào sẽ được phát hiện thông qua hình ảnh thu được.
Hình ảnh PET thu được có nhiều màu sắc và độ sáng khác nhau bởi các lớp khác nhau của các hạt position. Theo nghiên cứu cho thấy, một số cơ quan của cơ thể khi phá vỡ các chất hóa học tự nhiên như glucose nhanh hơn là phá vỡ các chất khác. Vì phần lớn các tế bào ung thư sử dụng nhiều glucose hơn các mô bình thường khác, PET Scan đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện tế bào ung thư.
Các vùng có lượng lớn chất đánh dấu phóng xạ tích tụ lại sẽ có nhiều tín hiệu hơn. Những vùng có ít tín hiệu hơn là nơi tập trung ít chất đánh dấu phóng xạ. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh PET thu được để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh.
5. Rủi ro khi thực hiện PET Scan
Bạn sẽ không cảm thấy bất cứ tác động nào của tia X và bạn sẽ được xuất viện sớm sau khi thực hiện xong PET Scan bởi vì sự phơi nhiễm tia xạ là rất thấp. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành xong PET Scan, bạn nên uống nước thật nhiều để thải các loại thuốc phóng xạ ra khỏi cơ thể. Trong vòng 3 giờ sau khi uống, tất cả các chất đánh dấu trong phức hợp các chất đánh dấu phóng xạ sẽ được thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.
Nhiều người rất lo lắng khi thực hiện PET Scan bởi phương pháp này có sử dụng chất phóng xạ. Tuy nhiên, trên thực tế, các chất phóng xạ được sử dụng trong PET Scan được xác định ở mức an toàn. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng qua đường tiểu. Lượng tia xạ mà bạn nhận được khi thực hiện PET Scan là rất nhỏ.
Khi thực hiện PET Scan, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì sẽ có nguy cơ gây nhiễm xạ cho con. Đối với trẻ em, chỉ với một lượng tia xạ nhỏ cũng có thể gây tổn thương. Điều quan trọng nhất là bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú trước khi thực hiện PET Scan.
Hiện nay, PET Scan được áp dụng phổ biến và cho hình ảnh chi tiết hơn các phương pháp chẩn đoán tương tự khác có sẵn. Thông thường, sau một hoặc hai ngày thực hiện PET Scan, bạn sẽ nhận được kết quả.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.
Y học tái tạo đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng Y khoa Quốc tế với việc nghiên cứu về khả năng tự chữa lành và tái tạo của cơ thể con người. Một phương pháp tiên tiến là sử dụng chất tiết tế bào gốc Exosomes, giúp hỗ trợ quá trình lành và tái tạo cơ thể.