1

Bệnh cúm và nhiễm virut đường hô hấp cấp - bệnh viện 103

I. Bệnh cúm

1. Định nghĩa

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do các vi rút cúm A,B,C gây nên. Bệnh khởi phát đột ngột bằng hội chứng nhiẽm ửtùng nhiễm độc, hội chứng viêm long đường hô hấp. Bệnh hay gây biến chứng ở đường hô hấp và rât dễ phát thành dịch.

2. Dịch tễ

- Mầm bệnh

Virut cúm thuộc họ Orthomyxoviride, có hình cầu, đoi khi hình sợi, kích thước khoảng 80- 100 mm . Dễ bị diệt ở nhiệt độ thông thường, chịu đựng tốt ở nhiệt độ thấp.

Các virut có 3 loại kháng nguyên:

  • Kháng nguyên S ( Soluble) là kháng nguyên hoà tan, căn cứ vào cấu trúc của kháng nguyên S, hội nghị quốc tế năm 1953 về bệnh cúm đã đặt tên và phân loại các tuýp huyết thanh vi rút cúm là A, B, C.
  • Kháng nguyên H (Hemagglutinin) là kháng nguyên  ngưng kết hồng cầu giúp cho vi rút bám được vào tế bào
  • Kháng nguyên N (Neuraminidase) là kháng nguyên có tính chất men giúp virut chui vào tế bào

Cấu trúc gen của virut cúm là chuỗi đơn ARN có vỏ bọc. Bản chất vỏ là Glycoprotein, các kháng nguyên H và N là những thành phần của vỏ virut cúm

- Nguồn bệnh

Trong thời gian có dịch thì người là nguồn bệnh

Ngoài vụ dịch thì nguồn dự trữ virut cúm A là động vật. Các loài gia cầm như gà vịt chim di cư đang là nguồn lây virut cúm A (H5 N1)

- Đường lây

  • Lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp qua các hạt nước bọt và dịch mũi họng nhỏ li ti mang nhiều virut cúm
  • Lây trực tiếp từ gia cầm sang người: Ở những địa phương có dịch cúm gia cầm khả năng lây truyền trực tiếp từ gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm sang người rất cao

- Cơ thể cảm thụ

  • Mọi người mọi lứa tuổi đến có thể mắc bệnh, lứa tuổi thanh thiếu niên dễ mắc bệnh
  • Người có tuổi, người có bệnh mãn tính đường hô hấp dễ bị bệnh nặng tỷ lệ tử vong cao
  • Sau khi mắc bệnh cúm, cơ thể có miễn dịch đặc hiệu, thời gian miễn dịch phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây
  • Khi xuất hiện typ virut cúm mới mọi lứa tuổi đều có sức thụ bệnh như

3. Cơ chế bệnh sinh và giải phẫu bệnh lý

3.1. Cơ chế bệnh sinh

– Virut cúm có ái tính đặc biệt với tế bào biểu mô đường hô hấp. Nhờ các kháng nguyên H và kháng nguyên N

– Tại niêm mạc đường hô hấp, virut cúm bị các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể như dịch mũi họng, dịch phế nang, IgA… chống lại. Nếu vượt qua được hàng rào này chúng xâm nhập vào máu, bám vào bề mặt các hồng cầu đi khắp cơ thể gây tình trạng nhiễm virut máu, sau đó xâm nhập vào các cơ quan tổ chức

3.2. Tổn thương giải phẫu bệnh lý

Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể, virut cúm gây tổn thương nhiều cơ quan tổ chức

  • Là một phản ứng viêm không đặc hiệu
  • Xung huyết, phù nề dọc cơ quan hô hấp
  • Viêm phế quản xuất tiết
  • Viêm phế quản lan toả có giả mạc hoại tử
  • Tắc nghẽn phế quản do tiết dịch
  • Màng phổi bị bong tróc từng mảng…

4. Lâm sàng

4.1. Bệnh cúm thể thông thường

- Thời kỳ nung bệnh

Từ 2-4 ngày (ngắn nhất là 24 giờ) thường không có triệu chứng

- Thời kỳ khởi phát

Thường đột ngột bằng sốt cao 39-400 C, kèm theo rét run, nhức đầu choáng váng, buồn nôn và đau mỏi toàn thân, mệt mỏi không muốn làm việc

- Thời kỳ toàn phát

– Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc sốt cao liên tục 39- 400 C, thời gian sốt 4- 7 ngày, khi hết sốt nhiệt độ giảm nhanh. Một số bệnh nhân sốt kiểu “V cúm ” đang sốt cao nhiệt độ tụt xuống ngay sau đó lại tăng lên rồi mới hạ xuống lần thứ 2

Bệnh nhân mệt mỏi nhiều ăn ngủ kém, môi khô lưỡi bẩn, mạch nhanh huyết áp dao động, nước tiểu vàng

Bạch cầu máu ngoại vi số lượng không tăng, tỷ lệ bạch cầu Lymphocyte tăng, tốc độ lấy máu không tăng

– Hội chứngviem long  hô hấp

 Các triệu chứng thường gặp là:

  • Viêm long đường hô hấp trên: Sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan mắt xung huyết, chảy nước mắt, sợ ánh sáng
  • Viêm thanh hầu và khí quản: Bệnh nhân khàn tiếng, ho khan
  • Viêm phế quản cấp viêm phổi: Đau tức ngực, khó thở, ho khạc đờm trắng dính. Khám phổi thấy ran ngáy ran rít, hoặc một số ran ẩm nhỏ hạt
  • X quang phổi: Thường không phản ánh được dấu hiệu lâm sàng ở phổi

– Triệu chứng khác

  • Đau đầu liên tục, đau nhiều ở vùng thái dương, vùng trán, đôi khi dội lên từng cơn kèm theo hoa mắt chóng mặt ù tai
  • Đau mỏi toàn thân đau cơ bắp và khớp, đau dọc sống lưng, đau ngang thắt lưng, xoa bóp cơ khớp thì đỡ đau

4.2. Bệnh cúm thể nặng và có biến chứng, bệnh cúm A (H5 N1)

4.2.1. Thể cúm ác tính ( thể tối độc )

– Bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh cúm thông thường xuất hiện hội chứng ác tính lo lắng vật vã mê sảng, có thể có co giật. Da xám xịt, mắt thâm quầng, môi tím tái.

– Mạch nhanh, huyết áp tụt

– Xuất huyết dưới da

– Khó thở, ho có đờm lẫn bọt màu hồng

– Bụng chướng, gan to, đi ngoài phân lỏng.

– Đái ít, suy chức năng thận…

– Khám phổi nghe thấy ran nổ ran ẩm , X quang phổi tổn thương lan toả một thuỳ, một bên hoặc hai phổi tiến triển nhanh

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân thường tử vong sau 1-3 ngày trong tình trạng suy hô hấp truỵ tim mạch. Mổ tử thi là hình ảnh viêm phổi khối, tổn thương đa phủ tạng

4.2.2. Bệnh cúm có biến chứng

– Bội nhiễm : Hay gặp do các vi khuẩn Streptococcus, Peumococus, trực khuẩn Pfciffer…

Bội nhiễm ở tai mũi họng viêm họng viêm niêm mạc miệng, áp xe họng, hầu, viêm tuyến mang tai, viêm xoang. Hay gặp viêm tai giữa viêm thanh quản có giả mạc ở trẻ em

Bội nhiễm ở phổi, màng phổi: Hay gặp phế quản phế viêm, sốt tăng lên, ho đau tức ngực khó thở. Khám phổi thấy ran ngáy ran rít ran ẩm

Viêm phổi – phế quản: Thường xuất hiện vào ngày thứ 4- 6 của bệnh. Sốt cao 39-400 C, toàn trạng nặng lên khó thở, suy thở, đây là biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong 25-30%

– Biến chứng ở màng phổi

  • Tràn dịch màng phổi
  • Tràn dịch mủ màng phổi: Khi có nhiễm vi khuẩn kèm theo, sốt tăng đột ngột 39- 400 C, đau tức ngực, khó thở tăng

– Các biến chứng khác

  • Viêm màng não mủ: Thường thứ phát sau viêm tai xương chũm, hoại tử ở bội nhiễm khác
  • Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim …

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng:

  •  Khởi phát đột ngột, sốt cao thời gian sốt 4-7 ngày
  •  Biểu hiện viêm long đường hô hấp, hay có biến chứng ở phổi

- Xét nghiệm

+ Số lượng bạch cầu máu ngoại vi bình thường hoặc giảm, Lymphocyte tăng

+ Để chẩn đoán xác định mầm bệnh phải dựa vào các xét nghiệm đặc hiệu

  • Phản ứng Hirst: Là phản ứng huyết thanh dựa trên nguyên lý kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu (HI). Lấy máu 2 lần cách nhau 7-10 ngày lần đầu lấy càng sớm càng tốt. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể đạt 1/1280 hoặc hiệu giá kháng thể lần 2 tăng gấp 4 lần trở lên.
  • Phản ứng kết hợp bổ thể
  • Phản ứng miễn dịch huỳnh quang: Cho phép chẩn đoán sớm, kết quả chính xác tỷ lệ (+) 60- 70% sau 3-4 giờ
  • Phân lập vi rút: Có giá trị chẩn đoán quyết định. Lấy dịch mũi họng, lấy máu, cấy trên tổ chức phôi gà
  • Các kỹ thuật xét nghiệm: Elisa, Mac- Elisa, PCR, RT- PCR, kính hiển vi điện tử … được áp dụng để xác định các chủng virut cúm đặc biệt khi có các typ mới xuất hiện

- Dịch tễ:

  • Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, cùng một thời gian có nhiều người mắc bệnh.
  • Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với người bị cúm, hoặc gia cầm gia xúc mắc bệnh cúm

5.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Viêm mũi họng, do vi khuẩn
  • Các bệnh viêm đường hô hấp do các virut khác
  • Sốt xuất huyết Dengue những ngày đầu của bệnh
  • Viêm phế quản, viêm phổi cấp…do vi khuẩn

6. Điều trị

6. 1. Nguyên tắc điều trị

- Bệnh nhân cúm thể thông thường:

  • Cách ly nghỉ ngơi tại giường cho tới khi hết sốt đề phòng các biến chứng. Ăn lỏng đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tăng cường các loại sinh tố
  • Cho bệnh nhân thuốc an thần: Seduxen, rotunda… thuốc giảm ho long đờm, sirocodein, tecpincodein…
  • Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn

- Bệnh nhân cúm thể nặng (ác tính), nhiều virut cúm H5 N1

  •  Bệnh nhân nghi ngờ phải cách ly
  •  Dùng thuốc kháng virut càng sớm càng tốt, ngay từ những ngày đầu của bệnh
  •  Hồi sức chống suy hô hấp là cơ bản
  •  Điều trị bội nhiễm, biến chứng suy đa phủ tạng

6.2. Điều trị nguyên nhân

– Thuốc kháng virut: Chỉ định cho những trường hợp nặng

Tamiflu ( Oseltamivir)

Trẻ em từ 1- 13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể

  • < 15kg : 30mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày
  • 16- 23kg : 45mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày
  • 24- 40kg : 60mg x 2 lần/ ngày x7 ngày

Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi : 75mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày

Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh cho phù hợp

Amatadine.

  • 1-9 tuổi : 50mg x 2lần/ ngày x 7 ngày
  • > 9 tuổi : 100mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày

Ribavirin : viên 400mg

  • 1- 9 tuổi : 1 viên x 3 lần/ ngày x 7 ngày
  • > 9 tuổi : 2- 3 viên x 3 lần/ ngày x 7 ngày

– Gammaglobulin chống cúm lấy từ huyết thanh người cho máu

  • Người lớn : 1- 6ml tiêm bắp thịt một lần
  • Trẻ em : 1- 3ml tiêm bắp thịt 1-2 lần

– Huyết thanh khô chống cúm của Nga dạng bột phun vào mũi 1- 2 lần

– InTerferon: Để bảo vệ những tế bào chưa bị virut phá huỷ

6.3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh

- Điều trị suy hô hấp cấp

  • Thở ôxy 1- 5 lít/phút để SPO2> 90%
  • Thở ôxy cao áp: Khi thở ôxy qua mũi không cải thiện được tình trạng giảm ôxy máu bắt đầu cho thở với CPAP = 5 cm H2O, sau đó điều chỉnh mức CPAP theo tình trạng bệnh nhân với mức thay đổi 1 cm  H2O để duy trì SPO2> 90%. Mức CPAP tối đa có thể đạt tới 10m H2O

- Thông khí nhân tạo khi 2 biện pháp trên không cải thiện được tình trạng hô hấp

- Truyền dịch bù nước điện giải: Trung bình 1200 – 1500ml/ ngày cho bệnh nhân là người lớn, chú ý tránh phù phổi

– Trợ tim mạch, chống sốc

– Cocticoid: Có thể dùng các thuốc

. Methylprenisolon 0,5 – 1,0 mg/kg/ ngày x 7 ngày, tiêm tĩnh mạch chậm

  • Hydrocortisone 100mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày
  • Depersolon 30mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày
  • Prednisolon 0,5 – 1,0 mg/kg/ ngày x 7 ngày uống

- Kháng sinh: Liều cao phối hợp để phòng và điều trị bội nhiễm vi khuẩn như các thuốc nhóm Cephalosporin, Quinolon…

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho ăn sữa bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày. Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu không ăn được.

  • Chống loét: cho bệnh nhân nằm đệm nước, xoa bóp thay đổi tư thế.
  • Chăm sóc hô hấp: Giúp bệnh nhân ho, khạc vỗ rung vùng ngực, hút đờm…

- Tiêu chuẩn ra viện

  • Hết sốt 7 ngày sau khi ngừng thuốc kháng virut, kháng sinh
  • Xét nghiệm máu, Xquang tim phổi ổn định

7. Phòng bệnh

7.1. Phòng bệnh chung

– Phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, hạn chế lây lan

– Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân phải có phương tiện phòng hộ đầy đủ. Dự phòng bằng thuốc kháng virut theo chỉ định

– Tamiflu 75mg x 1 viên/ ngày x 7 ngày

Khi có dịch cúm nặng tỷ lệ tử vong cao

7.2. Phòng bệnh đặc hiệu

Phòng bệnh cúm cho người bằng vacxin, hiện nay có hai loại vacxin: Vacxin sống giảm độc lực và vacxin chết. Tiêm nội bì 0,1ml tiêm 2 lần cách nhau 14 ngày

Tiêm vacxin chống cúm cho gia cầm súc vật có nguy cơ mắc bệnh. Tiêu huỷ gia xúc gia cầm bị bệnh. Không giết mổ, ăn thịt gia cầm, gia súc mắc bệnh.

II.Nhiễm virut đường hô hấp cấp

1. Định nghĩa

Nhiễm virut đ­ường hô hấp cấp là nhóm bệnh gặp phổ biến ở ng­ời, do các virut gây nên. Đặc điểm lâm sàng chung là biểu hiện viêm đ­ường hô hấp cấp kèm theo các triệu chứng riêng biệt đặc trư­ng do từng virut gây ra.

2. Nhiễm một số vi rút hô hấp thu­ờng gặp

2.1.Nhiễm vi rut  Rhino

2.1.1. Dịch tễ học

-Mầm bệnh

  • Virut Rhino (Rhinovirut) thuộc họ Picornaviridae, kích th­ớc nhỏ 15-30mm, chứa RNA, không có vỏ bọc. Dễ bị bất hoạt bởi dung dịch axit vì vậy dịch dạ dầy diệt đ­ợc virut Rhino
  • Phát triển tốt ở nhiệt độ 33-340 C trong xoang mũi và tốt hơn ở niêm mạc đ­ờng hô hấp d­ới

-Nguồn bệnh

Là bệnh nhân và ng­ời mang vi rút, bệnh nhân đào thải vi rút một ngày tr­ớc khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên, cho đến khi khỏi bệnh

-Đ­ường lây

Bệnh lây theo đ­ờng hô hấp, lây qua tiếp xúc với đồ dùng của bệnh nhân rất hiếm vì virut Rhino đễ bị diệt ở môi tr­ờng bên ngoài

-Cơ thể cảm thụ

  • Tuổi càng nhỏ tỷ lệ mắc càng cao, đặc biệt ở trẻ d­ới 6 tuổi
  • Bệnh xảy ra quanh năm, hay gây thành dịch vào mùa đông, xuân, khi thay đổi thời tiết
  • Sau khi mắc bệnh có miễn dịch với týp vi rút đã mắc, nh­ng miễn dịch kém bền vững chỉ tồn tại vài tuần. Vì vậy trong một năm một ng­ời có thể mắc bệnh 2-3 lần
  • Cơ chế miễn dịch nhiễm vi rút Rhino ch­a đ­ợc nghiên cứu đầy đủ. Một số nghiên cứu cho thấy khi có một kháng thể đồng typ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh

2.1.2. Lâm sàng

– Thời kỳ nung bệnh : 1- 4 ngày

– Biểu hiện lâm sàng : Chủ yếu là hội chứng cảm lạnh, khởi phát đột ngột, lúc đầu là đau rát họng, hắt hơi sổ mũi, chảy n­ớc mũi. Xung huyết niêm mạc mũi, mệt mỏi có thể có sốt kèm theo, vị giác và khứu giác bị rối loạn

  • Ở trẻ em : Chảy n­ớc mũi nhiều có thể có ho xung huyết kết mạc mắt, một số tr­ờng hợp có thể gặp phế quản phế viêm
  • Ở ng­ời lớn : Vi rút Rhino có thể làm nặng thêm một số bệnh phổi mãn tính. Bệnh diễn biến trong khoảng 4-9 ngày. Một số tr­ờng hợp có biến chứng nh­ viêm tai giữa, viêm xoang do có viêm tắc ống tai và các lỗ xoang

2.1.3. Chẩn đoán

Vi rút Rhino là căn nguyên chính gây ra hội chứng cảm lạnh, chẩn đoán bệnh không khó. Tuy nhiên phải loại trừ các bệnh khác có bệnh cảnh lâm sàng t­ơng tự, phải phát hiện các biến chứng của bệnh

Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virut, qua nuôi cấy. Bệnh phẩm là dịch tiết từ mũi họng, các xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể. Trong thực tế các xét nghiệm này ít đ­ợc tiến hành do bệnh diễn biến lành tính, vi rút Rhino có nhiều týp huyết thanh

2.1.4. Điều trị

Những tr­ờng hợp không có biến chứng: Điều trị triệu chứng

Những tr­ờng hợp có biến chứng: Nh­ viêm tai giữa, viêm xoang cần điều trị kháng sinh. Không cần dùng thuốc kháng virut

2.2. Nhiễm virut Corona và SARS

2.2.1.Dịch tễ học

Virut Corona có kích th­ớc 80-160mm có nhiều hình dạng, chứa 1 sợi RNA có vỏ từ vỏ vi rút phát ra những vòng sáng nh­ tán xạ mặt trời (Corona – vòng tán xạ)

Ở ng­ời phân lập đ­ợc 3 typ huyết thanh là B814, 229 E và OC 43, vi rút Corona rất khó nuôi cấy, một số chủng chỉ phát triển trên bệnh phẩm nuôi cấy lấy từ khí quản

Bệnh lây theo đ­ường hô hấp

Nguồn bệnh trong vụ dịch là bệnh nhân, những năm gần đây, các loài động vật nh­ cầy h­ơng… đ­ợc xác định là nguồn bệnh

Tỷ lệ kháng thể đối với Serotype 229 E và OC 43 trong cộng đồng là 12- 18%

Bệnh th­ờng xuất hiện vào cuối mùa thu-đông, đầu mùa xuân khi số bệnh nhân nhiễm virut Rhino đã giảm. Dịch nhiễm virut Corona th­ờng diễn biến theo chu kỳ, tuỳ thuộc vào typ huyết thanh. Chu kỳ 2 năm đối với OC 43 và 2- 4 năm đối với 229 E

Tháng 11 năm 2002, một vụ dịch nhiễm virut Corona nặng tỷ lệ tử vong cao (SARS) đã xảy ra ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, lan nhanh ra 28 n­ớc trong đó có Việt Nam. Số l­ợng bệnh nhân theo thống kê là 792, tỷ lệ tử vong là 11%

2.2.2. Lâm sàng

Thời kỳ nung bệnh khoảng 3 ngày

Bệnh cảnh lâm sàng t­ơng tự nh­ nhiễm virut Rhino diễn biến khoảng 6-7 ngày. Tình trạng tiết dịch nhầy ở mũi do virut Corona nhiều hơn do nhiễm vi rút Rhino

Nhiễm virut Corona có thể gây bệnh cảnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, viêm đ­ờng hô hấp d­ới ở các trại tân binh và làm nặng thêm những tr­ờng hợp viêm phế quản mãn

Thể bệnh nhiễm virut Corona ác tính xảy ra rất nhanh: Bệnh nhân lo lắng, vật vã, mê sảng hoặc co giật. Kèm theo sốt, da xám xịt mắt thâm quầng sợ ánh sáng, mạch nhanh huyết áp tụt, khó thở ho có đờm lẫn bọt màu hồng, xuất huyết d­ới da

Xquang phổi: Hình ảnh viêm phổi thuỳ, tiến triển nhanh

Bệnh nhân th­ờng tử vong trong tình trạng suy hô hấp truỵ tim mạch sau 1- 3 ngày

2.2.3. Điều trị

Điều trị t­ơng tự nh­ nhiễm virut Rhino, bệnh nhân phải đ­ợc cách ly, theo dõi phát hiện và xử trí hô hấp kịp thời. Điều trị phòng và hạn chế các biến chứng

Những tr­ờng hợp nặng(SARS): Thở oxy hô hấp nhân tạo Cocticoid liều cao, điều trị suy đa phủ tạng

2.3. Nhiễm virut hô hấp hợp bào (RSV)

2.3.1. Dịch tễ học

-Mầm bệnh

Vi rút hô hấp hợp bào thuộc họ Paramyxoviridae. RSV có một sợi mảnh RNA chứa 10 Protein đặc hiệu. Sợi RNA của vi rút hợp bào nằm trong một Nuleocapsid xoắn ốc, bên ngoài có vỏ Lipid bao bọc có chứa 2 Glucoprotein : Protein G giúp virut gắn đ­ợc vào tế bào và Protein F giúp cho virut xâm nhập hợp nhất với tế bào

RSV có 2 dư­ới typ (subtype) là Avà B khác nhau về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng do mỗi subtype gây nên

-Nguồn bệnh đư­ờng lây cơ thể cảm thụ

Nguồn bệnh là bênh nhân. Bệnh lây theo đư­ờng hô hấp

Lứa tuổi hay mắc bệnh là trẻ 1- 6 tháng tuổi gặp nhiều ở trẻ 2- 3 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% ở nhà trẻ

RSV là tác nhân chính gây bệnh đ­ờng hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đ­ờng hô hấp d­ới ở trẻ sơ sinh. RSV chiếm 20-25% bệnh nhân viêm phổi và 75% bệnh nhân viêm phế quản nằm viện ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ. Dự tính có trên 50% trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm RSV

Đáp ứng miễn dịch trong nhiễm RSV ch­a đ­ợc nghiên cứu đầy đủ. Sự có mặt của kháng thể trung hoà lớp IgA trong dịch tiết mũi ở ng­ời tình nguyện, có tác dụng bảo vệ tốt hơn kháng thể trong huyết thanh

2.3.2. Lâm sàng

Thời kỳ nung bệnh: 4- 6 ngày

  • Ở trẻ sơ sinh : Bệnh khởi phát với triệu sốt nhẹ, chảy n­ớc mũi, hắt hơi ho 25-40% trẻ bị bệnh có biểu hiện viêm đ­ờng hô hấp d­ới nh­ viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh diễn biến đặc biệt nặng ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bệnh đ­ờng hô hấp bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 37%
  • Ở ng­ời lớn: Chủ yếu là biểu hiện cảm lạnh nh­ sổ mũi, đau rát họng, ho kèm theo sốt nhẹ và mệt mỏi, đau đầu. Có thể gặp viêm phổi ở ng­ời có tuổi có bệnh mạn tính ở phổi

2.3.3. Chẩn đoán

Chẩn đoán nghi ngờ nhiễm RSV khi trẻ sơ sinh có khó thở, nhiều trẻ cùng mắc bệnh trong một tập thể

Chẩn đoán xác định bằng phân lập virut từ đờm dịch nhầy họng, n­ớc mũi n­ớc rửa họng, phát hiện virut bằng các kỹ thuật ELISA miễn dịch huỳnh quang

2.3.4. Điều trị

Điều trị nhiễm RSV đ­ờng hô hấp d­ới

Liệu pháp hô hấp: Thở ôxy và chống co thắt phế quản. Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo khi thiếu ôxy nặng

Phun mũi ribavirin: Đ­ợc áp dụng trên một số trẻ sơ sinh cho thấy hiệu quả tốt trong việc phục hồi chức năng hô hấp, kể cả cải thiện tình trạng khí máu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên ch­a thấy tác dụng rõ rệt của ribavirin trên ng­ời lớn bị viêm phổi do nhiễm RSV

2.4. Nhiễm virut Adeno

2.4.1.Dịch tễ học

Mầm bệnh

Virut Adeno (Adeno virus) thuộc giống Mastadenovirus. Là virut chứa DNA đư­ợc chia thành 6-7 nhóm phụ. Vi rút Adeno ở ng­ười lớn có 47 typ huyết thanh, một số týp liên quan đến sự biến đổi của các khối u ở loài gặm nhấm, như­ng ch­a gặp trên ng­ười

Bệnh chiếm 3- 5% các bệnh nhiễm khuẩn đ­ờng hô hấp ở trẻ em, d­ới 2% ở ng­ời lớn

Các týp huyết thanh 1,2,3,5, thư­ờng gây bệnh ở trẻ em, các týp 4,7, đôi khi týp 3, 14, 21, th­ờng gặp ở các trại tân binh

Bệnh gặp quanh năm, tập trung vào cuối mùa thu đến mùa xuân

Sau khi mắc bệnh có kháng thể đặc hiệu và hầu nh­ chỉ có dạng đồng týp. Hầu nh­ 100% ng­ời lớn tuổi có kháng thể kháng các Serotyp của virut Adeno

2.4.2. Lâm sàng

Thời kỳ nung bệnh: Khởi phát th­ờng đột ngột sốt th­ờng gai rét viêm họng đ­ờng hô hấp trên, viêm mũi họng xuất tiết, hay gặp viêm hầu họng viêm kết mạc mắt và s­ng đau các hạch ở vùng cổ (còn gọi là bệnh APC do nhiễm týp 3 và 7)

Có thể có ban rát sẩn toàn thân

Các triệu chứng chủ yếu là sốt cao, ho, xuất tiết mũi họng, s­ng đau hạch ngoại vi viêm kết mạc mắt và ban rát sẩn toàn thân ở một số tr­ờng hợp do các týp 4 và 7 gây nên

Vi rút Adeno có thể gây bệnh cảnh lâm sàng ngoài đ­ờng hô hấp

Viêm bàng quang xuất huyết: Do nhiễm các týp 11 và 21

  •  Ỉa chảy cấp: Do các týp 40, 41
  •  Viêm kết mạc- giác mạc: Do các týp 8, 9 và 37 gây nên

2.4.3 Chẩn đoán

Lâm sàng: Nghi ngờ nhiễm Adeno vi rút khi có biểu hiện viêm đ­ờng hô hấp trên, kèm theo sốt cao, viêm hầu họng, viêm kết mạc mắt, viêm hạch

Xét nghiệm: Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả nuôi cấy, phân lập vi rút từ nhầy họng, đờm n­ớc tiểu hoặc phân

Vi rút Adeno typ 40, 41 gây nên bệnh ỉa chảy ở trẻ em có thể phát hiện bằng Test ELISA hoặc RIA với bệnh phẩm là phân

Xác định hiệu giá kháng thể bằng các phản ứng kết hợp bổ thể trung hoà, ELISA hoặc RIA phát hiện các týp vi rút Adeno gây ng­ng kết hồng cầu bằng phản ứng ức chế ng­ng kết hồng cầu (HI).

2.4.4. Điều trị

Điều trị triệu chứng là chủ yếu, các thuốc kháng vi rút ch­a đ­ợc sử dụng trên lâm sàng. Điều trị kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12001 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM 02:07
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 552 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây