1

Bé cần bú mẹ bao nhiêu là đủ?

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé bằng quả anh đào, đủ sức chứa 5-7 ml sữa (1-1,4 thìa cà phê). Đến cuối tuần thứ nhất, dạ dày của bé có thể chứa khoảng 60 ml sữa. Thời gian đầu, cơ thể mẹ chỉ sản xuất một lượng sữa nhỏ, cho phù hợp với kích thước ‘tí hon’ của dạ dày trẻ sơ sinh.

Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng. Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi), bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.

Diễn biến sản xuất sữa mẹ vài tuần đầu sau sinh

Thời gian Sữa Mẹ
Khi sinh Cơ thể mẹ sản sinh một lượng nhỏ sữa non (sữa đặc quánh, màu vàng). Sữa này giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. – Có thể tỉnh táo trong giờ đầu sau khi sinh.
– Đây là thời điểm tốt để mẹ cho con bú.
Mệt mỏi nhưng hào hứng.
12-24 giờ đầu Bé nhận được khoảng 1 thìa cà phê sữa non trong mỗi cữ bú. Mẹ có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sữa non tiết ra nhưng lượng sữa này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. – Sẽ không có gì lạ nếu mẹ thấy bé ngủ mê mệt. Bé vừa trải qua một hành trình vô cùng vất vả. Một số bé sẽ không đủ tỉnh táo để nắm bắt vú đúng cách.
– Các cữ bú có thể sẽ rất ngắn và chẳng theo giờ giấc. Khi bé tỉnh, hãy tận dụng bản năng bú rất mạnh của bé và cho bé bú mỗi 1-2 giờ.
-Nhiều bé thích bú hùng hục, nghỉ, rồi nhấm nháp, mơ màng, rồi lại bú.
Mẹ cũng mệt mỏi. Hãy cố gắng nghỉ ngơi.
3-5 ngày tiếp theo Sữa trắng sẽ về. Lúc đầu, sữa có thể có ánh vàng. – Bé sẽ bú rất nhiều (điều này giúp vú mẹ sản sinh nhiều sữa), ít nhất 8-12 lần/24 giờ. Thời gian đầu, bé sẽ bú không có giờ giấc.
– Vì sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa công thức, bé bú mẹ sẽ bú thường xuyên hơn bé bú bình. Bé có thể đòi bú 2-3 giờ một lần rồi ngủ thiếp đi 3-4 tiếng.
– Cữ bú có thể kéo dài 15-20 phút mỗi bên. Nhịp mút của bé chậm và dài. Bạn có thể nghe tiếng bé nuốt.
Ngực bạn có thể căng và rỉ sữa.
4-6 tuần đầu  Sữa trắng tiếp tục tiết ra. – Bé bú giỏi hơn và dạ dạy đã lớn hơn để chứa được nhiều sữa.
– Các cữ bú sẽ ngắn hơn và cách xa nhau hơn.
Cơ thể mẹ đã quen với việc cho con bú, vì vậy ngực sẽ mềm hơn và ít bị rỉ sữa hơn.

Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:

  • Ngọ nguậy đầu
  • Há miệng
  • Thè lưỡi
  • Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng
  • Chụm môi như đang bú
  • Rúc vào ti mẹ
  • Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má).

Làm sao biết bé đã bú đủ?

Có thể đánh giá việc trẻ đã bú no hay chưa dựa vào hai biểu hiện chính: bé hài lòng và tăng cân đều sau tuần đầu tiên.

Tăng cân 

  • Trẻ sơ sinh có thể mất khoảng 7% cân nặng trong 3-5 ngày đầu sau sinh.
  • Thường không tụt cân kể từ ngày thứ 5, khi sữa đã về đủ.
  • Cân nặng trở lại bằng khi mới sinh trong vòng 1-2 tuần.
  • Từ khi sinh tới 3 tháng, trẻ tăng trung bình 20-30 g mỗi ngày.
  • Bé sẽ trải qua một số giai đoạn tăng trưởng mạnh (khi 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi). Lúc này cân nặng tăng nhanh trong một thời gian, sau đó chững lại rồi tăng ít hơn. Điều này không có nghĩa là mẹ không đủ sữa, nhất là nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, đi tiểu bình thường.

Một số biểu hiện khác để nhận biết bé đã bú đủ:

  • Bé nhanh nhẹn, tỉnh táo, khóc to, môi hồng hào và ẩm ướt.
  • Bé thỏa mãn và thư giãn sau cữ bú.
  • Bầu vú mẹ mềm hơn sau mỗi lần cho con bú.
  • Bé đi tiểu tiểu đủ, nước tiểu trong hoặc vàng nhạt, không có màu vàng đậm hay da cam, không có mùi khó chịu (xem bảng dưới).
  • Bé đại tiện đủ (xem bảng dưới).

Số lần tiểu tiện và đại tiện tối thiểu của bé trong tuần đầu sau khi sinh

Tuổi của bé Số lần

 

tiểu tiện

Số lần

 

đại tiện

Màu và tính chất phân
Ngày 1
(24h đầu sau sinh)
1 Đại tiện phân su lần đầu tiên trong vòng 8 giờ sau khi sinh. Phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngày 2 2 3 Phân đặc dính, đen như nhựa đường.
Ngày 3 5-6 3 Phân loãng hơn, màu hơi xanh hay vàng.
Ngày 4 6 3 Phân mềm, màu vàng, có lẫn nước.
Ngày 5 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng.
Ngày 6 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng.
Ngày 7 6 3 Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng, số lượng nhiều hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Thực phẩm nào thường gây dị ứng nhiều nhất ở trẻ em?

Bé nhà tôi thỉnh thoảng lại bị dị ứng. Bác sĩ cho tôi hỏi, những loại thực phẩm nào trẻ em dễ bị dị ứng nhất ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  705 lượt xem

Bé 4 tháng 20 ngày bị ho nôn chớ nhiều về đêm và đi ngoài nhiều nước

Bác sĩ cho em hỏi con em được 4 tháng 20 ngày ạ, mấy hôm nay bé bị ho nôn chớ về đêm nhiều, em đã cho bé uống húng chanh đường phèn và gừng mật ong nhưng không thấy đỡ mà bé còn nôn nhiều hơn. Bé còn bị đi ngoài nhiều nước nữa, bé đã uống rota của Việt Nam ạ. Bác sĩ cho em xin ý kiến với ạ, em ở Hải Dương nên chưa cho con đi bác sĩ ạ.

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  916 lượt xem

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1171 lượt xem

Tình trạng đi cầu nhiều lần của trẻ sơ sinh gần 1,5 tháng

Hiện tại bé nhà em được gần 1,5 tháng ạ. Khi sinh được 12 ngày thì bé có hiện tượng đi cầu rất nhiều lần. Có khi ngày đi từ 15 đến 20 lần. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít, chỉ một chút xíu. Mỗi lần bé xì hơi, vặn người hay chỉ cần khóc to lên cũng bị mót phân ra. Tình trạng của bé như vậy có sao không và sẽ kéo dài bao lâu ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  714 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?

Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1056 lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây