1

5 lưu ý để điều trị hiệu quả Viêm dạ dày do khuẩn Hélicobacter Pylori - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Thỉnh thoảng tôi bị đau bụng nhưng không rõ nguyên nhân. Đi nội soi dạ dày có kết luận là bị bệnh viêm trợt lồi hang vị (dương tính với HP). Xin cho hỏi bệnh này có bị lây qua đường ăn uống và có thể trị dứt điểm bằng cách uống thuốc và ăn uống kiêng khem? Bệnh này có dễ dẫn đến ung thư dạ dày? (T.L.)

Trả lời: Chào bạn, theo trình bày bạn đã bị bệnh viêm dạ dày thể trợt với Hélicobacter Pylori

(HP) dương tính, bệnh này có thể lây qua đường ăn uống, qua đường miệng - miệng do vi trùng HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt. Do vậy, vi trùng dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn… và đường phân miệng do vi trùng theo phân lây sang người khác qua trung gian côn trùng như ruồi, gián... khi thức ăn không đậy kỹ.

Bệnh này có thể dẫn đến ung thư dạ dày do nhiễm HP (hiện HP được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay). Việc điều trị diệt HP đã giảm rõ số lượng ung thư mới xuất hiện trong vòng hơn 20 năm qua kể từ năm 1983 hai tác giả người Mỹ Warren & Marshall xác định rõ ràng HP trên bệnh nhân cắt dạ dày do ung thư. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được điều trị sớm bằng cách dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.

Để điều trị viêm dạ dày với HP(+) hiệu quả, bạn cần thực hiện năm điều sau:

  • Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.
  • Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.
  • Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress... tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya
  • Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Thời gian điều trị trung bình khoảng sáu tuần. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị. Nhiễm HP thì các thầy thuốc sẽ dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP, sẽ chọn lựa phác đồ nào phù hợp, người bệnh tuyệt đối không được tự dùng  kháng sinh, lý do hiện nay vi trùng  này kháng nhiều loại kháng sinh - đặc biệt ở người hay dùng kháng sinh tùy tiện trước đây  mà trong cơ thể đã nhiễm HP không biết, do đó dễ gây kháng thuốc thất bại trong điều trị. Sau thời gian dùng đủ thuốc, bắt buộc phải ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vì trùng HP đã hết chưa, kết quả mới chính xác, khi vi trùng âm tính, tức không còn  trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.

Chúng ta cần nhớ nếu sau khi điều trị chưa ngưng thuốc, không nên thử ngay do không chính xác. Việc kiểm tra vi trùng HP có còn hay không do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn cần soi hay không cần soi tùy tổn thương trên nội soi trước đó, nếu không nội soi sẽ chọn phương pháp xác định HP hết chưa, theo thống nhất Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ và châu Âu nên thử bằng phương pháp hơi thở hoặc xét nghiệm phân tìm HP, không nên xét nghiệm máu để kiểm tra HP hết chưa. 

Cần nhớ sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị ở trên, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày. Đặc biệt cần chý ý kiểm tra xem trong gia đình có ai nhiễm HP không vì có thể trước đó bạn đã lây cho người thân trong gia đình, sau này họ có thể là nguồn lây ngược lại cho bạn làm bệnh tái phát . Theo tôi, bạn nên đến khám bệnh  tại một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để xác định ngoài bệnh viêm dạ dày do HP đã có, bạn còn kèm theo bệnh lý khác kèm theo không, để chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn tránh tái phát sau này.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
LƯU Ý CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUA LƯU Ý CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUA 05:34
LƯU Ý CHO NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUA
 Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là 1 bệnh lý mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Mỗi chu kỳ xảy ra thường vào thời gian chuyển thời tiết:...
 3 năm trước
 609 Lượt xem
BỆNH NHÂN CẤP CỨU LÚC NỬA ĐÊM: "PHƯƠNG ĐÔNG KHÔNG CÓ ĐIỂM TRỪ" BỆNH NHÂN CẤP CỨU LÚC NỬA ĐÊM: "PHƯƠNG ĐÔNG KHÔNG CÓ ĐIỂM TRỪ" 03:17
BỆNH NHÂN CẤP CỨU LÚC NỬA ĐÊM: "PHƯƠNG ĐÔNG KHÔNG CÓ ĐIỂM TRỪ"
 Gặp tình trạng đau bụng dữ dội khi đang làm việc, chị Mai Yên được đưa tới cấp cứu tại 1 cơ sở y tế với chẩn đoán viêm phúc mạc tử cung và 2...
 3 năm trước
 622 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý
Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý

Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây