Vùng má có tự động được kéo lên cao khi làm căng da mặt hoặc căng da cổ không?
Không phải ca căng da mặt nào cũng giống nhau. Nhiều ca phẫu thuật căng da mặt xâm lấn tối thiểu mà được quảng bá trên thị trường là các thủ thuật nhanh chóng, làm tại phòng khám, chỉ cần gây tê tại chỗ, sẽ không có tác động đáng kể lên các mô sâu hơn trên khuôn mặt. Lớp sâu hơn này, được gọi là SMAS (hệ thống cân cơ nông bao phủ cơ mặt), chiếm phần lớn độ dày của mỡ và cơ trên khuôn mặt.
Thủ thuật nào không tác động lên lớp này thường không đem lại kết quả lâu dài. Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mặt sẽ chọn kéo cao lớp SMAS bằng cách này hay cách khác.
Mỗi bác sĩ phẫu thuật có những cách riêng để thao tác lên lớp này; một số khâu gấp nó lại (gấp lớp cân cơ SMAS rồi khâu cố định), một số bác sĩ cắt bỏ một dải SMAS, rồi khâu lại, và có những người bóc tách hẳn nó lên và kéo nó lên cao, thay đổi hoàn toàn vị trí của nó. Để đạt kết quả tốt nhất không chỉ có một cách – dùng cách nào phần lớn phụ thuộc vào giải phẫu của bạn, cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
Ngoài ra còn có lớp mỡ má nằm sâu dưới lớp SMAS. Một số bác sĩ phẫu thuật chọn tái cố định vị trí của mỡ má, và ở một số bệnh nhân có má đặc biệt đầy đặn, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần mỡ má.
- Xem thêm: Hình ảnh trước-sau căng da mặt
Tôi đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật căng da mặt SMAS trong nhiều năm và đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật căng da mặt SMAS xâm lấn tối thiểu. Việc đặt lại vị trí hoặc khâu cố định các miếng mỡ má lên cao không phải là một thao tác tiêu chuẩn của quá trình căng da mặt SMAS thông thường. Thao tác này thường được gọi là căng da vùng má và nó có một số vấn đề (theo ý kiến khiêm tốn của tôi)... một trong số đó chính là mô mỡ không có khả năng nằm cố định. Mỡ sẽ dần dần trượt khỏi chỉ khâu hoặc các phương pháp cố định khác.
Theo kinh nghiệm của tôi, tạo hình khuôn mặt nên là một phần không thể thiếu của bất kỳ quy trình căng da mặt nào, nhưng nên sử dụng các phương pháp đáng tin cậy, đã được chứng minh bao gồm đặt vật liệu độn bằng silicon (độn má, độn cằm hoặc độn môi) hoặc tiêm chất làm đầy da. Những bức ảnh chụp khuôn mặt không cười, ở trạng thái bình thường, chụp từ phía trước và hai bên sẽ giúp ích trong việc đánh giá. Thực tế là, có nhiều cách khác nhau để thực hiện căng da mặt, từ độ dài vết mổ, vị trí vết mổ, mức độ bóc tách mô (chỉ da, SMAS, deep-plane, dưới màng xương), các mức độ cắt mô khác nhau, cách nâng và cố định (cắt so với khâu gấp lớp SMAS), lượng da thừa cần cắt bớt, có cắt bớt mỡ thừa hay không và hình dạng tổng thể của khuôn mặt sẽ được chỉnh cho nữ tính hơn hay nam tính hơn (đồng thời phải tránh làm mặt trông bị kéo căng quá đà, mặt xếch).
Giá cả được xác định bởi danh tiếng, vị trí và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật căng da mặt. Tuy nhiên, theo ý kiến khiêm tốn của tôi, có một số yêu cầu cơ bản phải được đáp ứng để phẫu thuật căng da mặt diễn ra "hiệu quả", mang lại kết quả "như ý về mặt thẩm mỹ" và "hấp dẫn tự nhiên". Chúng bao gồm:
- Có kiểu rạch uốn cong (nên làm) hoặc cắt thẳng ở phía trước tai. Đây là cách loại bỏ da thừa mà không thể thực hiện chỉ bằng một vết rạch sau tai. Nếu bạn không có đủ da thừa để cần phải cắt bỏ, thì ngay từ đầu bạn đã không phải là đối tượng phù hợp với căng da mặt.
- Căng da mặt phải giải quyết vấn đề chỉnh sửa và làm giảm “bầu má chảy xệ” bằng cách sử dụng một kỹ thuật lâu dài và hiệu quả. Nếu bạn có biểu hiện "má xệ" thì đây là docác mô trên khuôn mặt chảy xệ và là dấu hiệu chính cho thấy bạn cần một hình thức căng da mặt SMAS nào đó. Lớp SMAS bên dưới của khuôn mặt phải được bóc tách, nâng, cắt và khâu lại (không chỉ đơn thuần là gấp lại hoặc treo bằng chỉ hoặc khâu cố định vì kết quả sẽ không bền). Da thừa sau đó được cắt bỏ và khâu vết rạch trên da mặt.
- Tạo hình khuôn mặt phải được kết hợp với việc tạo hình má, cằm, quai hàm và môi phù hợp để làm nữ tính hoặc nam tính hóa khuôn mặt tùy theo từng trường hợp. Theo kinh nghiệm của tôi, đây là yếu tố "then chốt" giúp khuôn mặt trở nên mềm mại, nữ tính và đẹp tự nhiên, vốn là một phần thiết yếu của bất kỳ ca căng da mặt nào ở phụ nữ. Ngược lại, đàn ông trông chỉn chu và điển trai khi tạo góc cạnh ở má, cằm và quai hàm dưới.
Theo ý kiến chủ quan của tôi thì một "chuyên gia tạo hình khuôn mặt" cần có khả năng tạo hình khuôn mặt chính xác, dù là khi làm riêng hoặc kết hợp với căng da mặt. Kỹ thuật căng da mặt SMAS mà tôi thực hiện nhiều nhất là căng da mặt SMAS bằng đường mổ ngắn, ít xâm lấn. Kỹ thuật này có tất cả các điểm mạnh của phương pháp căng da mặt xâm lấn hơn (căng da mặt truyền thống, căng da vùng giữa mặt, deep-plane, căng da vùng má và căng da dưới màng xương) nhưng có thêm những lợi ích sau:
- vết mổ rất nhỏ và không kéo dài hoặc lấn vào trong tóc.
- bóc tách mô tối thiểu = ít bầm tím và sưng tấy = phục hồi nhanh chóng (vài ngày thay vì vài tuần hoặc vài tháng như khi làm các loại phẫu thuật căng da mặt xâm lấn hơn đã đề cập)
- có thể được thực hiện trong 90 phút hoặc ít hơn, có hoặc không gây mê toàn thân
Kỹ thuật khâu gấp SMAS phù hợp:
- Không có vết rạch trên tóc = không rụng tóc.
- Có thể loại bỏ mỡ thừa ở mặt và cổ
- Có thể loại bỏ da thừa ở mặt và cổ
- Má, cằm và quai hàm có thể được nâng cao bằng chất làm đầy (tôi thích Restylane Lyft) hoặc vật liệu độn mặt
- Hầu hết bệnh nhân có thể ngồi máy bay trong vòng 3 ngày sau khi phẫu thuật.
Tôi kết hợp tạo hình khuôn mặt với mọi quy trình căng da mặt. Khi bầu má bị chảy xệ, nên chỉnh sửa nó đồng thời thay vì tách riêng để tạo ra một khuôn mặt tự nhiên, thu hút hơn.
Theo nguyên tắc làm đẹp của tôi, phụ nữ trông nữ tính, trẻ trung và hấp dẫn nhất với khuôn mặt hình trái tim. Khuôn mặt hình trái tim có má đầy đặn và tròn ở phía trước. Khi phần trước của má bị lõm hoặc xẹp (làm mặt bị dài ra), thì tiêm chất làm đầy qua da hoặc sử dụng vật liệu độn má để nâng cao vĩnh viễn sẽ tạo ra đôi má đầy đặn, tròn trịa, nữ tính cho toàn bộ khuôn mặt. Cằm lẹm sẽ làm khuôn mặt mất cân, đối khiến mũi trông to hơn, phần giữa mặt nặng nề và phần dưới mặt trông ngắn, làm mất điểm nhấn cho môi và tạo điều kiện sớm hình thành cằm nọng. Đặt vật liệu độn cằm sẽ làm cằm dài ra, làm tăng độ hài hòa, cân đối cho vùng mặt dưới. Tôi nhận thấy đặt chất liệu độn cằm bằng silicon, thông qua một đường rạch cong nhỏ dưới cằm (có thể nhân tiện cắt bỏ da thừa) có độ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cao.
Quy trình hiệu quả nhất để giải quyết mỡ đệm má là thông qua quy trình căng da vùng giữa mặt, vì quy trình đó trực tiếp di chuyển vùng má. Một số phiên bản của quy trình căng da mặt cũng tác động lên vùng má, nhưng không hiệu quả bằng căng da vùng giữa mặt. Cuối cùng, một ca căng da cổ thực sự sẽ được làm riêng và không có đụng chạm gì đến vùng má hết. Cho dù bạn đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nào, hãy thảo luận về những nơi bạn muốn thay đổi bằng cách chỉ vào các vùng trên khuôn mặt và mô phỏng các chuyển động mà bạn muốn đạt được - hãy để các bác sĩ cho bạn biết họ sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó như thế nào (và họ gọi quy trình đó bằng cái tên gì).
Không phải lúc nào bác sĩ cũng di chuyển vị trí của lớp mỡ má. Căng da mặt là một thuật ngữ rất chung chung, ít có ý nghĩa cụ thẻ. Nó mô tả các quy trình chăm sóc da mặt nhằm đảo ngược quá trình sa trễ trên khuôn mặt. Tuy nhiên, vì nâng cơ mặt có thể được thực hiện ở nhiều cấp độ giải phẫu, với những cách khác nhau để kéo căng và thắt chặt mặt, nên có nhiều kỹ thuật “căng da mặt” với nhiều cách để làm thon gọn và nâng mặt chảy xệ. Không phải kỹ thuật nào cũng có tác dụng đảo ngược quá trình lão hóa da mặt. Một số kỹ thuật không bóc tách rộng về phía chính diện của mặt, do đó không thể nâng cao má xệ, mỡ má... Theo ý kiến của cá nhân tôi, kỹ thuật tốt nhất là kỹ thuật căng da mặt nào có khả năng xử lý những vấn đề của bạn. NẾU bạn muốn/cần nâng vùng trung tâm nhiều hơn, bạn sẽ cần các kỹ thuật căng da mặt tác động lên các vùng đó. Hãy nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn. Giải thích những gì bạn quan tâm và mong muốn. Hỏi bác sĩ xem biện pháp nào sẽ đáp ứng những vấn đề trên.
Mỗi bác sĩ có cách hiểu riêng về việc tái định vị miếng mỡ má. Có một điều là chắc chắn, khi có rất nhiều cách vô cùng khác nhau để thực hiện điều gì đó, thì không có cách tiếp cận nào là tốt nhất. Có rất nhiều thao tác được thực hiện nhằm mục đưa miếng mỡ má về lại vị trí ban đầu. Một số cách thì ổn và một số cách thì không được tự nhiên. Nhìn chung tất cả đều đồng ý là theo thời gian miếng mỡ má sẽ sa xuống dưới. Còn biện pháp để xử lý vấn đề này thì lại là chuyện khác. Tôi thuộc trường phái xệ mỡ má là nguyên nhân chủ yếu gây bọng má và má xệ. Tuy nhiên, miếng mỡ má này chủ yếu sa xuống theo phương thẳng đứng, rất ít trường hợp do mặt bị chảy xệ từ bên cạnh. Có thể bạn sẽ thắc mắc, tại sao mặt xệ theo hướng nào lại quan trọng? Câu trả lời là chúng tôi phẫu thuật dựa trên các giả thuyết. Nếu đưa ra giả thuyết sai thì ca phẫu thuật cũng sẽ không chính xác. Tôi có một phương pháp căng da vùng giữa mặt theo chiều thẳng đứng mà tôi sử dụng để giải quyết tình trạng má mỡ xệ. Phẫu thuật này được thực hiện thông qua mí mắt. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ phẫu thuật cố gắng nâng miếng mỡ má thông qua vết rạch căng da mặt hoặc rạch một đường phía trên tai, có thể nằm chung với đường rạch căng da mặt hoặc có thể không. Đây là cái gọi là căng da vùng giữa mặt - thái dương. Vấn đề với phương pháp này là đường bóc tách từ thái dương làm tổn thương phần mỡ trong phạm vi bóc tách. Sau khi phẫu thuật, mỡ má bị kéo đến vị trí trông không tự nhiên và thường trông như bị kékeosa từ cái rìa xương xẩu của hốc mắt. Ban đầu, các bác sĩ phẫu thuật cũng đã cố gắng kéo miếng mỡ má sang một bên bằng cách sử dụng phương pháp căng da mặt tổng hợp để làm phẳng rãnh mũi má. Phương pháp này tạo hiệu ứng không tự nhiên và khiến mặt biến dạng vĩnh viễn. Bài học rút ra là chọn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ quan trọng hơn chọn thủ thuật. Tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật và đánh giá xem điều họ nói có hợp lý không, họ có trả lời các thắc mắc của bạn không, họ có tử tế không và bạn có thích thành quả của họ không. Những tiêu chí trên sẽ giúp bạn tìm được người phù hợp với mình.
Căng da vùng cằm cổ ở tuổi 50?
Tôi sắp 50 tuổi. Da mặt tôi tương đối săn chắc và khá đẹp so sới độ tuổi của mình vì vậy tôi nghĩ không cần căng da mặt. Tuy nhiên vùng cổ và cằm của tôi trông không đẹp như vùng mặt. Có cách nào để làm săn chắc và làm căng vùng cằm và cổ của tôi không?
- 29 trả lời
- 2899 lượt xem
Căng da mặt toàn phần khác gì với căng da mặt mini và căng da vùng giữa mặt?
Tôi được biết là sau khi căng da mặt thì sẽ cần thời gian hồi phục khá dài. Nhưng có nhiều bác sĩ nói rằng phương pháp căng da mặt mini cũng có hiệu quả tương đương mà thời gian hồi phục lại ngắn hơn. Ngoài ra còn có phương pháp căng da vùng giữa mặt nữa. Vậy đâu là điểm khác biệt?
- 9 trả lời
- 2578 lượt xem
Quá trình căng da mặt có chỉnh sửa cho vùng mắt và cổ không?
Tôi nghĩ phương pháp căng da mặt được thực hiện trên toàn bộ khuôn mặt, gồm có cả mắt, cổ, má, quai hàm,… Nhưng sau khi tìm hiểu thì mới biết các vùng này đều được tách riêng và mỗi một phương pháp sẽ chi phí riêng. Điều này có đúng không? Và chi phí cho phương pháp này là bao nhiêu?
- 5 trả lời
- 1081 lượt xem
Có nên phẫu thuật mí mắt trước rồi mới phẫu thuật vùng dưới của mặt không?
Tôi muốn có kết quả thật tự nhiên thì có nên phẫu thuật mí mắt trước rồi mới đến vùng dưới của mặt không?
- 7 trả lời
- 1514 lượt xem
Kỹ thuật nào làm căng da vùng mặt dưới và bên dưới mắt hiệu quả nhất?
Tôi bị chảy xệ nhẹ ở vùng hàm và da bị chùng nhão vừa phải. Tôi thích dáng vẻ của mặt mình khi kéo da hàm về phía sau một chút và kéo da ở vùng phía trên xương gò má lên cao. Còn cổ thì tôi không có phàn nàn gì. Tôi 45 tuổi với làn da trắng, mỏng. Có kỹ thuật căng da mặt nào phù hợp với tôi không? Ngày trước tôi đã thử tiêm làm đầy nhưng nó tạo thành cục lổn nhổn ở vùng dưới mặt và làm tôi bị phù quanh mắt, nên tôi không muốn đi theo con đường đó nữa.
- 5 trả lời
- 658 lượt xem
Căng da vùng mặt dưới là một quy trình phẫu thuật giúp căng da và thắt chặt da vùng mặt dưới.
Nhánh trán của dây thần kinh mặt khi bị tổn thương sẽ khiến cơ trán bị liệt và bệnh nhân không thể nhướng mày để nâng lông mày, có thể bị sụp lông mày và/hoặc hai bên lông mày bất đối xứng.