Ưu và nhược điểm của kỹ thuật đặt túi độn Dual Plane so với đặt dưới cơ hoàn toàn?
Dual Plane là kỹ thuật nâng ngực cải tiến, trong đó phần trên và giữa của túi độn được che phủ bởi cơ ngực lớn, còn phần bên và phần dưới được che phủ bởi tuyến vú.
Thực tế kỹ thuật này đầu tiên ra đời nhằm khắc phục tình trạng co thắt bao xơ mà kỹ thuật đặt dưới cơ chưa thể khắc phục triệt để được. “Dual” nghĩa là 2, còn “Plane” nghĩa là sự phân tách tự nhiên giữa hai mặt phẳng mô. Dần dần người ta phát hiện ra, ngoài ưu điểm của chính kỹ thuật này, nó còn mang lại những ưu điểm của cả kỹ thuật dưới và trên cơ. Cụ thể, đây là kỹ thuật được coi là tốt nhất cho những bệnh nhân có tình trạng vú chảy xệ mức độ nhẹ, vừa giúp tránh không phải treo sa trễ, vừa không phải đặt hẳn lên trên cơ và tận dụng được các ưu điểm ở vị trí đặt dưới cơ.
Nâng ngực Dual plane thao tác đúng sẽ tạo dáng vú tròn đầy hơn ở nửa dưới, mà với hầu hết mọi người dáng vú này đều rất đẹp và thẩm mỹ. Đồng thời nó cũng cho phép quầng/núm vú nâng lên một chút, chính vì thế cải thiện được tình trạng chảy xệ nhẹ.
Lớp cơ ngực chùm lên ở nửa trên túi độn vừa tạo độ dốc tự nhiên hơn cho dáng vú, vừa giúp ngụy trang, che đi túi độn, tránh lộ túi, nhất là trường hợp bệnh nhân gầy, mô vú mỏng, đồng thời giảm tỉ lệ co thắt bao xơ.
Nửa dưới túi độn không bị cơ chùm lên có thể hạn chế đáng kể nguy cơ vú biến dạng do co cơ (thường xảy ra khi túi độn được đặt dưới cơ hoàn toàn), đồng thời cũng tạo dáng nửa dưới vú tròn tự nhiên hơn, do đó rất phù hợp với những bệnh nhân hoạt động tập luyện nhiều, hoặc là các vận động viên, thường xuyên tập và co cơ ngực. Kỹ thuật này cũng thường được áp dụng cho nhưng bệnh nhân có cực dưới vú bị thắt lại hay còn gọi là biến dạng vú hình ống. Trước mắt, nó có thể tạo dáng vú tự nhiên hơn và về lâu dài có thể tránh được biến chứng gò vú kép (double bubble) hoặc biến dạng snoopy, nghĩa là mô vú tách ra khỏi túi độn và chảy rủ xuống dưới – hiện tượng này thường xảy ra khi túi độn được đặt dưới cơ.
Tuy nhiên kỹ thuật Dual plane thường thao tác phức tạp mất nhiều thời gian hơn, đau nhiều hơn và hồi phục lâu hơn.
Khi bệnh nhân đến khám và phát hiện bầu ngực bị chảy xệ nhẹ, thì kỹ thuật đặt túi độn dual-plane sẽ là kỹ thuật nâng ngực rất hiệu quả, nó giúp bệnh nhân không cần làm treo ngực sa trễ và vẫn cho phép túi độn được đặt ở dưới cơ. Khi đặt túi độn dưới cơ trong khi mô vú bên trên bị chảy xệ ở bất kỳ mức độ nào, thì cơ ngực sẽ giữ túi độn lại, ngăn không cho nó làm căng bầu ngực dưới chảy xệ. Cụm từ “dual” có nghĩa là “hai” hoặc “đôi”, ở đây nó ám chỉ sự phân tách tự nhiên giữa các lớp mô. Với ngực, lớp mô tuyến vú có sự phân tách tự nhiên với lớp cơ nằm bên dưới. Trong quá trình thực hiện nâng ngực bằng kỹ thuật dual-plane, cơ ngực và mô ngực sẽ được tách khỏi nhau, phạm vi từ đường chân ngực lên đến mép trên hoặc dưới quầng vú. Sau đó, mép dưới của cơ ngực lớn, bám vào xương sườn ở vị trí ngang với đường chân ngực, được giải phóng. Khi đó, cơ ngực sẽ co lại, như cách tấm màn che nắng cửa sổ co lên, hướng về phía núm vú. Do không còn bị hạn chế bởi cơ ngực ở phần dưới, nên túi ngực có thể lấp đầy phần nửa dưới bị chảy xệ. Đây là một biện pháp vô cùng hữu hiệu để tránh phải phẫu thuật cắt da treo ngực sa trễ đối với những bệnh nhân chỉ bị sa trễ nhẹ, đồng thời vẫn tận dụng được những lợi ích của việc đặt túi độn dưới cơ. Kỹ thuật này cũng rất có ích trong việc điều trị các vấn đề có liên quan đến sự hạn chế ở nửa dưới của bầy ngực.
Chất lượng da của bạn chính là yếu tố chính để quyết định vị trí đặt túi độn. Vì vậy, người có thể giải đáp câu hỏi này tốt nhất chính là bác sĩ của bạn. Theo kinh nghiệm của tôi, đa số phụ nữ chọn đặt túi độn dưới cơ hoặc dual-plane, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã trải qua quá trình giảm cân. Da của họ bị xẹp xuống, thiếu đàn hồi và vì vậy, da ngực không thể nâng được túi độn. Đối với kỹ thuật dual-plane, phần trên của túi độn sẽ nằm bên dưới cơ và phần dưới sẽ nằm bên dưới mô.
Cách đặt túi độn dual-plane sẽ cho phép ngực sau phẫu thuật trông rất tự nhiên, bởi vì nó cho phép túi độn nằm ở vị trí thích hợp trên thành ngực. Cơ ngực lớn được tận dụng để:
- Cải thiện độ che phủ túi ngực cho những phụ nữ có bầu ngực nhỏ
- Giảm tỉ lệ bị co thắt bao xơ
- Cải thiện tuần hoàn máu cho bầu ngực trong trường hợp làm phẫu thuật treo ngực sa trễ
Đáng tiếc là cơ ngực lớn không hoàn toàn khớp với mô vú nằm bên trên, cũng như với đường chân ngực. Bằng việc cắt bỏ phần chân cơ ngực đang bám ở bên dưới và đặt túi độn tại vị trí của bầu ngực (thay vì cơ ngực), kết quả sau phẫu thuật trông sẽ tự nhiên hơn rất nhiều.
Với phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ, túi độn chưa bao giờ được đặt hoàn toàn bên dưới cơ. Trong quá khứ, túi độn thường xuyên được đặt hoàn toàn dưới cơ trong quá trình giãn mô và tái tạo vú bằng túi độn sau điều trị ung thư vú; túi độn được đặt bên dưới cơ ngực lớn và cơ răng trước. Phương pháp này được thay thế bằng biện pháp chỉ đặt túi độn dưới cơ ngực lớn và dùng vật liệu sinh học ADM bao bọc và nâng mép dưới của túi độn. Cách này giúp bệnh nhân thấy thoải mái hơn, đem lại kết quả đẹp hơn, quá trình thực hiện cũng được đơn giản hóa và rút ngắn thời gian. Túi độn ngực có thể được đặt gần như hoàn toàn dưới cơ nếu mép dưới của cơ ngực lớn không bị giải phóng. Một phần của túi độn vẫn sẽ lộ ra khỏi cơ, và nó sẽ bị cơ ngực chèn ép lên quá cao. Đặt túi độn kiểu dual-plane tức là túi độn nằm một phần bên dưới cơ ngực lớn và một phần bên dưới mô mềm ngực, hai khoang đặt túi độn khác nhau.
Phần bên trên, gần xương ức được cơ ngực lớn bao bọc, còn phần bên dưới, gần mạn sườn thì chỉ có mô ngực bao bọc. Dual-plane là kiểu đặt túi ngực phổ biến nhất mỗi khi muốn đặt túi độn dưới cơ. Cơ ngực lớn bám vào xương sườn (ở rìa dưới), xương ức (ở rìa chính giữa ngực) và xương đòn (ở rìa phía bên trên); nó còn bám vào xương cánh tay. Mặt trước của cơ ngực lớn dính vào mặt sau của mô ngực. Để tạo ra khoang đặt túi độn dual-plane, bác sĩ phải tách phần cơ ngực lớn đang bám vào xương sườn tại vị trí của đường chân ngực. Cơ ngực được tách bắt đầu từ ngoài vào trong, lần theo đường chân ngực, dừng lại khi đến xương ức. Phần cơ ngực lớn bám vào xương ức không bị giải phóng.
Sau đó, kỹ thuật dual-plane tiếp tục được chia thành ba loại, dựa trên mức độ bóc tách cơ (khỏi lớp mô vú) sau khi giải phóng. Kỹ thuật dual-plane loại I không cần giải phóng cơ ngực khỏi mô vú, kỹ thuật loại II thì giải phóng một chút, và kỹ thuật loại III cần bóc tách nhiều nhất.
Với kỹ thuật loại I, cơ ngực lớn được giải phóng khỏi xương sườn tại vị trí của đường chân ngực, không cần tách cơ ngực lớn và mô vú.
Với kỹ thuật loại II, cơ ngực lớn được giải phóng khỏi xương sườn tại vị trí của đường chân ngực. Sau đó bóc tách mô khỏi cơ, từ dưới lên đến mép dưới quầng vú để giải phóng cơ.
Với kỹ thuật loại III, bước đầu y như hai loại trước, như cơ ngực và mô vú sẽ được bóc tách từ đường chân ngực lên đến mép trên quầng vú.
Loại một khiến bề mặt túi độn tiếp xúc và tác động lên bề mặt sau của mô vú ít nhất. Đây cũng là kỹ thuật dược sử dụng thường xuyên và là kiểu nâng ngực dual-plane phổ biến nhất. Kỹ thuật loại I cho phép cơ bao bọc túi độn nhiều hơn. Kỹ thuật loại II và loại III làm thay đổi mối qun hệ giữa túi độn và mô vú nằm bên trên, bằng cách thay đổi vị trí của cơ ngực lớn so với túi độn. Điều này kéo theo việc thay đổi sự tác động qua lại của túi ngực và các mô vú nằm bên trên. Nói cách khác, kỹ thuật dual-plane loại II và dual-plane loại III cho phép mép dưới của cơ ngực lớn co lại lên bên trên, khiến túi độn tiếp xúc nhiều hơn với mô tuyến vú. Điều này cho phép túi độn tác động trực tiếp lên mô vú. Kỹ thuật loại II được sử dụng cho những bệnh nhân có mô vú đủ dày để sử dụng. Còn kỹ thuật loại III thì được sử dụng cho những bệnh nhân có ngực hơi sa trễ, bầu ngực dưới bị hẹp, biến dạng vú hình ống.
Ưu và nhược điểm của đường mổ quanh quầng vú so với đường mổ dưới vú?
Chào bác sĩ đường mổ quanh quầng vú và dưới nếp gấp vú khác nhau như nào? Nên chọn đường mổ nào thì tốt nhất?
- 2 trả lời
- 960 lượt xem
Áo nâng ngực có thể chỉ hỗ trợ cho bạn được một phần nào đó. Ở một số thời điểm, nếu bạn muốn ngực to hơn hoặc sắc nét hơn thì có thể xem xét phẫu thuật nâng ngực.