Ưu, nhược điểm của phương pháp trị mụn bằng tia laser
Tóm tắt bài viết:
- Nếu bạn lo ngại về nguy cơ da bị chảy máu thì bạn nên chọn phương pháp điều trị bằng laser thay vì phương pháp siêu mài da.
- Phương pháp tia laser loại bỏ sẹo và thâm bằng cách làm nóng các huyết sắc tố trong máu ở mao mạch dưới da.
- Việc làm nóng mạch máu sẽ cách li lớp da bên trên khỏi oxy và các chất dinh dưỡng khiến da bong ra và được thay thể bởi một lớp da mới.
- Da càng tối màu thì hiệu quả mà phương pháp này mang lại càng thấp.
- Da càng nhạy cảm thì hiệu quả cũng càng thấp.
- Phương pháp trị liệu bằng tia laser đòi hỏi bạn phải đến điều trị nhiều lần nhưng vẫn không thể loại bỏ được 100% sẹo hay thâm trên da.
Sẹo mụn được hình thành như thế nào?
Mụn trứng cá xảy ra do lỗ chân lông bị bít bởi tế bào da chết, dầu thừa và vi khuẩn. Sau đó, mụn sẽ bị viêm và vỡ ra. Khi điều này xảy ra ở bên dưới da, mủ sẽ lan ra các mô xung quang và khiến da bị tổn thương trên phạm vi rộng hơn.
Cơ thể sẽ tạo ra collagen để chữa trị tổn thương, làm thay đổi sự nhẵn mịn và kết cấu của da. Điều này có thể gây ra những vết lõm trên da hoặc sự hình thành da thừa, dẫn đến hai loại sẹo chính là sẹo lồi và sẹo lõm.
Sẹo lồi là loại sẹo hình thành khi da tạo ra quá nhiều collagen và có hình dạng nốt sần hoặc vệt dài lồi lên trên bề mặt da.
Sẹo lõm – Trái ngược với sẹo lồi, đây là loại sẹo do các mô da bị mất đi trong quá tình lành mụn, dẫn đến các vết lõm trong da. Hai loại sẹo tiêu biểu thuộc nhóm sẹo lõm là sẹo chân đá và sẹo chân vuông.
Cơ chế hoạt động của phương pháp trị liệu bằng laser
Tia laser tạo ra ánh sáng đơn sắc với cường độ mạnh - loại ánh sáng này chỉ giới hạn trong một dải bước sóng hẹp. Phương pháp điều trị bằng tia laser có nhiều chế độ khác nhau, chế độ nhẹ nhất làchỉ làm nóng huyết sắc tố và không ảnh hưởng đến các tế bào da xung quanh. Chế độ thứ hai là làm “tan chảy” các hắc tố gây thâm trên da. Chế độ thứ ba là chế độ có thể xóa mực ở những vết săm trên da.Tia laser được ứng dụng để phá hủy một các chất chuyên biệt ở một số lớp da nhất định.
Tác động chính của tia laser trong tái tạo bề mặt da là quang nhiệt, có nghĩa là làm nóng một chất cụ thể trong da. Quá trình sử dụng tia laser để trị mụn trên da được gọi là giải quang nhiệt (photothermolysis) –quá trình phá vỡ một cách có chọn lọc các mô trong da. Việc tiếp tục điều trị với tia laser sẽ phá hủy cả các mô xung quanh vùng được chọn. Do đó, để khắc phục điều này, phương pháp trị liệu bằng tia laser hiện tại thường dùng đến loại tia laser xung.
Sự phát triển không ngừng của kĩ thuật dùng tia laser
Phương pháp dùng tia laser để trị sẹo mụn và thâm được tiến hành lần đầu tiên vào khoảng năm 1980. Vào thời gian này, tia laser neodymium:yttrium-aluminum-garnet được dùng để làm nóng lớp tế nào nền dưới da để ngăn cản quá trình tạo ra collagen. Các mô bên trên vùng da được điều trị bị đốt cháy và bong ra, tạo điều kiện cho sự phát triển của lớp da mới không còn sẹo và thâm. Tuy nhiên, sau đó sẹo vẫn quay trở lại trong vòng khoảng 1 năm sau khi điều trị.
Vào đầu thập niên 90, phương pháp laser “nhuộm màu” dạng xung đã ra đời. Phương pháp này chỉ nhắm đến các huyết sắc tố và không gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì da. Việc dùng tia laser dạng xung giúp cho lớp da bên trên không bị đốt cháy. Phương pháp này đã được chứng minh là rất hiệu quả cho việc loại bỏ các vết thâm tối màu và sẹo do mụn để lại.
Loại thứ ba là phương pháp đốt bằng tia laser CO2, được sử dụng để loại bỏ phần mô da thừa nằm trên sẹo.
Các bác sĩ da liễu đã nhận thấy rằng chìa khóa dẫn đến sự thành công dài lâu của phương pháp dùng tia laser là phải đảm bảo được rằng hệ miễn dịch không gửi đi các dưỡng bào để “ăn” các mô da chết vì sự tích tụ của các dưỡng bào này sẽ khiến cho sẹo tiếp tục tái phát. Việc dùng các loại kem steroid sau khi điều trị với tia laser sẽ ngăn chặn được tình trạng này.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp điều trị bằng tia laser
So với các phương pháp trước đây thì ưu điểm lớn nhất của phương pháp trị mụn bằng tia laser là không gây chảy máu. Phương pháp mài da dùng đến sự ma xát vật lí để loại bỏ đi 25 lớp tế bào da trên cùng và có thể xuống đến gần các mạch máu dưới da. Các tế bào da mới bên dưới sẽ thay thế cho lớp da cũ và làm đầy sẹo. Tuy nhiên, phương pháp mài da thường để lại các vết thương bị rỉ máu và khiến da dễ bị nhiễm trùng. Trong khi đó, phương pháp tia laser lại tác động từ bên trong và không gây chảy máu, hơn nữa nguy cơ da bị nhiễm trùng cũng thấp hơn nhiều.
Nhược điểm của phương pháp dùng tia laser là thường phải tiến hành nhiều lần mới có thể loại bỏ được sẹo. Hơn nữa, một số loại da còn không phù hợp với phương pháp này.
Da càng tối màu thì sẽ có càng nhiều hắc sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng từ tia laser. Lớp da bên trên mao mạch sẽ bị đốt cháy và để lại vết thương hở. Khi lành lại, lớp da này sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh. Do đó, da càng tối màu thì nguy cơ da bị mất sắc tố sẽ càng lớn.
Một vấn đề khác của việc dùng phương pháp tia laser cho da tối màu là da tối màu thường hình thành nên những vết sẹo lồi cứng. Loại sẹo này cần được điều trị nhiều lần hơn sẹo bình thường, và do đó lại làm tăng nguy cơ da bị tổn thương. Cứ 6 người da tối màu lại có 1 người bị loại sẹo này trong khi đó tỉ lệ này ở những người da trắng chỉ là 1/20.
Có nên trị mụn bằng phương pháp laser?
Ngay cả khi bạn có làn da trắng thì vẫn có một số lí do mà bạn không nên chọn phương pháp điều trị bằng tia laser
- Phương pháp điều trị bằng laser thường có chi phí khá cao.
- Sẹo lồi sẽ tự phẳng ra theo thời gian, mặc dù quá trình này thường phải mất vài năm.
- Nếu bạn dùng RetinA, Renova hay kem bôi tretinoin để trị mụn thì lớp da bên dưới sẹo lõm sẽ bị mỏng đi. Do đó, bạn cần ngừng dùng các loại thuốc trên và đợi 6 tháng mới có thể tiến hành phương pháp laser.
- Ở những người bị viêm da tiếp xúc, eczema hay vảy nến, tia laser sẽ làm cho tình trạng da thêm nghiêm trọng hơn.
- Phương pháp điều trị bằng tia laser đòi hỏi tính chính xác phải thật cao vì sau khi điều trị, da sẽ xuất hiện những đường ngăn cách rõ rệt giữa vùng da được chiếu tia và vùng da xung quanh.
- Phương pháp dùng tia laser không phải là lựa chọn duy nhất để trị mụn và bạn cũng không nên kì vọng rằng phương pháp này có thể giúp trị được 100% mụn.
2 tip quan trọng giúp ngăn ngừa sẹo sau mụn
Nếu bạn đang bị mụn và lo lắng về nguy cơ bị sẹo thì có hai điều đơn giản bạn cần nhớ như sau:
- Không được nặn. Đôi khi bạn có thể mất kiễn nhẫn và muốn nặn mụn nhưng tuyệt đối đừng làm vậy thì việc nặn hay cậy mụn sẽ để lại sẹo trên da. Khi nặn mụn, bạn sẽ gây thêm tổn thương cho da, khiến các phản ứng viêm tăng lên và làm mất đi collagen trong da, điều này khiến cho da không thể lành lại một cách bình thường và thậm chí còn đẩy vi khuẩn vào sâu hơn dưới da.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Một chút ánh nắng có thể có lợi cho da nhưng đừng nên ở ngoài trời nắng quá lâu. Trên thực tế, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể khiến cho mụn nặng hơn và lâu lành hơn. Do đó, luôn phải dùng kem chống nắng và che chắn da cẩn thận khi đi ngoài trời, nhất là vào giữa trưa khi ánh nắng mạnh nhất.
Vậy nên làm gì để có được một làn da hoàn hảo?
Mụn trứng cá không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra và cũng không có một phương pháp đơn lẻ nào có thể trị được mụn hoàn toàn. Nếu bạn muốn có một làn da sạch mụn, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau và thực hiện đều đặn trong ít nhất là 1 tháng hoặc thậm chí là 1 năm để có kết quả như mong muốn.
Xem thêm: cách trị mụn
Chúng ta chắc hẳn đều đã quen với khái niệm “hóa trị” trong điều trị ung thư. Nhưng bạn đã bao giờ nghe về việc dùng hóa trị để trị mụn chưa?
Đôi khi, phương pháp phù hợp có thể là dùng thuốc, đôi khi lại có thể là sự thay đổi trong chế độ ăn, đôi khi hiệu quả lại đến nhờ sự kết hợp giữa thuốc tây và các sản phẩm tự nhiên.
Phương pháp lăn kim vi phân RF có tiềm năng trong việc điều trị mụn trứng cá, bởi nó khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trị liệu bằng tia laser.
Có nhiều loại thảo dược tự nhiên thực sự có công dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại thảo dược nào cũng có tác dụng với mụn trứng cá.
Mài da là một phương pháp lấy đi lớp da ngoài cùng của sẹo hay mụn để thay thế bằng một lớp da mới, mịn màng hơn. Tuy nhiên, mỗi kĩ thuật mài da khác nhau lại có giá thành khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau trong việc điều trị cho da.
- 0 trả lời
- 879 lượt xem
Thưa bác sĩ, bạn em bị mụn và sẹo li ti, thoa thuốc và lăn kim đã nhiều nhưng k hết. Bác sĩ tư vấn giúp bạn em phương pháp hiệu quả để điều trị ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều
- 0 trả lời
- 776 lượt xem
Chào bác sĩ, em đang cực kì stress về vấn đề mụn. Em đã bị mụn hơn 1 năm rồi, cũng đi da liễu và sử dụng nhiều biện pháp để trị mụn. Nhưng đều không có tác dụng, mà hiện nay da còn bị viêm nặng và nhiều sẹo rỗ. Sản phẩm em đang dùng là: nước muối sinh lý, sửa rửa mặt của la roche posay, kem chấm mụn la roche posay, nghệ... Mong bác sĩ giúp em tìm được pp trị mụn, sử dụng sp nào, lộ trình trị mụn Chân thành cám ơn bác sĩ ạ!
- 5 trả lời
- 1681 lượt xem
Tôi bị mụn mức độ nhẹ đến trung bình, và một người bạn đề nghị tôi nên dùng phương pháp lột da bằng hóa chất để trị mụn hàng tháng. Tôi đã đọc về lột da bằng hóa chất với glycolic axit và salicylic acid nhưng chúng có vẻ giống nhau và tôi không biết cái nào sẽ trị mụn trứng cá tốt hơn. Xin vui lòng cho tôi biết cái nào là tốt nhất?
- 0 trả lời
- 1605 lượt xem
Bác sĩ giúp em với, em bị thuỷ đậu được gần 3 tháng rồi giờ để lại các nốt sẹo trên mặt rất to như thế này. Bác sĩ có cách nào chỉ giúp e với ạ. Em ra tmv hay các spa có cách xâm lấn hay cách nào đó để hết đk k ạ, e đã bôi thuốc trị sẹo và vtm c 3 tháng rồi mà nó chỉ đầy sẹo lõm lên chút chút thôi à Và 1 vấn đề nữa có cách nào làm da bớt dầu đi k ạ chứ 2 má bên cánh mũi e lcl to bên trong toàn bã nhờn và nhân mụn viên viên cứ hết nó lại lên.
- 0 trả lời
- 705 lượt xem
Thưa bác sĩ, em bị mụn hơn 3 năm rồi, spa có da liễu có nhưng chỉ 1 time là lại lên… em ở Hà Nội ạ, bác sĩ có phương án nào giúp em với ạ. Em cảm ơn!