Tôi từng bị đông máu ở chân thì có thể làm combo ngực bụng được không?
Tôi nghĩ gia đình sẽ ủng hộ hơn nếu họ biết bạn đã sinh mổ khi đang điều trị bằng heparin trọng lượng phân tử thấp, làm tạo hình thành bụng khi sử dụng cùng loại thuốc đó sẽ an toàn hơn hoặc an toàn ngang bằng với ca sinh mổ kia. Tôi đã thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng cho những bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu bằng cách sử dụng phương pháp phòng ngừa heparin trọng lượng phân tử thấp, quá trình trong và sau phẫu thuật của những bệnh nhân đó không khác so với bệnh nhân bình thường. Cái chính cần quan tâm là đảm bảo bạn không có rối loạn chảy máu di truyền. Các bức ảnh cho thấy phẫu thuật sẽ có lợi cho bạn, nhưng được gia đình hợp tác và ủng hộ sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ hơn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi là các vấn đề đe dọa đến tính mạng. Có những yếu tố ảnh hưởng đến việc có hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu hay không, bao gồm thời gian làm phẫu thuật, có sử dụng thuốc thay thế nội tiết tố hoặc thuốc tránh thai, có hút thuốc lá không, tình trạng béo phì, tiền sử ung thư, tiền sử gia đình có ai bị tăng đông máu không, tuổi cao và tiền sử từng bị hình thành cục máu đông. Trước khi làm phẫu thuật tất cả bệnh nhân nên được đánh giá về nguy cơ hình thành cục máu đông. Đa số bệnh nhân được yêu cầu sử dụng vớ áp lực chống tắc mạch, uống đủ nước và vận động thường xuyên. Với những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc đã bị hình thành cục máu đông trước đó, nên sử dụng thuốc chống đông máu như Lovenox. Quan trọng là phải nhớ mỗi bệnh nhân là một trường hợp đặc biệt, nên cần cá nhân hóa việc điều trị cho phù hợp với từng bệnh nhân. Với trường hợp của bạn, nên khám với bác sĩ huyết học để loại trừ tình trạng tăng đông máu. Nếu bạn quyết định tiến hành phẫu thuật combo ngực bụng Mommy Makeover, bạn cũng nên sử dụng Lovenox trong quá trình này. Tiến hành những bức này sẽ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, nhưng không triệt tiêu hoàn toàn.
Trước hết, bạn nên đến gặp bác sĩ huyết học - để họ có thể xác định xem bạn có thể làm phẫu thuật hay không bằng cách cẩn thận kiểm tra xem nguyên nhân khiến bạn bị đông máu lần trước là gì. Có những nguyên nhân nguy hiểm hơn những nguyên nhân còn lại - ở chỗ lần này chúng có nguy cơ cao gây ra các vấn đề lớn. Sau đó, đưa ra quyết định phẫu thuật tùy thuộc vào những gì bác sĩ huyết học chia sẻ. Nếu bạn được coi lserbeenhj nhân có "rủi ro cao", chúng tôi thực sự sẽ phải suy nghĩ kỹ về việc liệu có nên thực hiện quy trình tự chọn này hay không... an toàn nên được đặt lên hàng đầu.
Mang thai làm tăng khả năng hình thành cục máu đông nhưng với một số người thì lại là di truyền. Nên khám tổng quát với bác sĩ huyết học để loại trừ những yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ này. Nếu không tiềm ẩn yếu tố nguy cơ nào khác, thì có thể thực hiện combo ngực bụng và dùng một cữ thuốc Lovenox ngắn để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu sau phẫu thuật.
Có thể làm phẫu thuật combo ngực bụng Mommy Makeover – tạo hình thành bụng, thu nhỏ ngực và hút mỡ - khi bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng chỉ sau khi bác sĩ nội khoa đã kiểm tra kỹ lưỡng. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và bác sĩ gây mê cũng phải thống về phươn pháp vô cảm và các biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu, bao gồm việc phòng ngừa bằng heparin trọng lượng phân tử thấp. Tôi tưng thực hiện tạo hình thành bụng cho những bệnh nhân có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa nêu trên mà không gặp phải vấn đề gì. Bạn nên tác combo ngực bụng ra làm riêng. Tôi muốn đề nghị làm tạo hình thành bụng trước, sau đó là đến phẫu thuật ngực và cuối cùng là hút mỡ. Sau mỗi thủ thuật, bạn nên nhờ người đỡ để đi lại càng sớm càng tốt và nên sử dụng tất áp lực và ủng venodyne trong suốt quá trình phẫu thuật.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu là có tiền sử từng mắc. Ngoài ra, gây mê toàn thân, nằm bất động và kéo dài thời gian phẫu thuật cũng làm tăng nguy cơ. Có lẽ bạn nên gặp bác sĩ huyết học (bác sĩ chuyên về rối loạn máu) trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể phải dùng thuốc làm loãng máu trong thời gian hậu phẫu.
Bệnh nhân có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông) có nguy cơ cao sẽ bị đông máu lần nữa và phẫu thuật có thể khiến bệnh nhân gặp rủi ro. Tôi tin rằng bạn có thể an toàn làm combo ngực bụng nhưng nên đi khám bác sĩ huyết học trước phẫu thuật để xác định xem bạn có mắc bệnh tình gì có thể chữa để làm giảm nguy cơ hay không. Cũng nên cân nhắc lại việc làm kết hợp nhiều thủ thuật.
Có lẽ là bạn sẽ không gặp vấn đề gì nếu làm phẫu thuật, cho dù trước đó bị đông máu trong tĩnh mạch. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân nên để bác sĩ huyết học đánh giá để xác định xem có tiềm ẩn “huyết khối” nào không. Nếu có, nguy cơ gặp các vấn đề khác sẽ cao hơn. Dù là thế nào, bác sĩ huyết học có thẻ đưa ra những lời khuyên vô cùng hữu ích cho quá trình trước-trong-sau phẫu thuật. Tôi đồng ý với các bác sĩ phẫu thuật khác, nên chia combo ngực bụng thành các thủ thuật nhỏ hơn rồi làm.
Với tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch sâu trong quá khứ, bạn có nguy cơ mắc bệnh này lần thứ hai, bạn cần khám và kiểm tra bệnh sử đầy đủ để xác định mức độ nguy cơ của bạn. Chúng tôi biết rằng kéo dài thời gian phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ của bạn, vì vậy nên chia combo ngực bụng ra, làm tạo hình thành bụng trước, rồi về sau mới làm ngực. Chúng tôi dự kiến sẽ cho bạn sử dụng lovenox trong một tuần sau khi làm tạo hình thành bụng.
Đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ tái phát trong quá trình làm combo ngực bụng. Có vẻ là vì bạn mang thai, có thể không tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ nào khác. Cần để bác sĩ huyết học kiểm tra kỹ lưỡng và khám để đảm bảo rằng hiện tại bạn không có nguy cơ tái phát cao. Nếu bạn hiện đang sử dụng thuốc chống đông máu, thì bạn không thích hợp làm phẫu thuật tự chọn, nhưng nếu bạn không sử dụng những loại thuốc này, bạn có thể được cân nhắc.
Có thể kết hợp thực hiện đồng thời hút mỡ bụng với tạo hình thành bụng không?
Một số bác sĩ thì nói có thể kết hợp hút mỡ bụng với tạo hình bụng, một số bác sĩ thì nói không nên vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vậy sự thực là như thế nào?
- 16 trả lời
- 1597 lượt xem
Bao lâu sau combo ngực bụng thì cục máu đông không còn khả năng hình thành nữa?
Tôi đã đọc về những trường hợp bệnh nhân hình thành cục máu đông sau phẫu thuật. Bao lâu sau phẫu thuật là an toàn, kiểu nếu sau khoảng thời gian đó mà chưa hình thành cục máu đông thì sẽ không bị? Có nhiều người xuất hiện cục máu đong không đe dọa tính mạng không? Cụ thể thì tôi sẽ làm tạo hình thành bụng kết hợp với treo ngực sa trễ.
- 7 trả lời
- 789 lượt xem
Ống dẫn lưu thải ra một cục máu đông to sau tạo hình thành bụng thì có đáng lo không?
Tôi đã làm phẫu thuật tạo hình thành bụng được 5 ngày và tôi thấy có cục máu đông lớn chảy ra từ ống dẫn lưu của tôi. Cục máu đông này lớn đến mức nó làm tắc luôn ống dẫn lưu. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi máu đông xuất hiện trong ống dẫn lưu. Tôi có nên lo lắng hay không?
- 6 trả lời
- 603 lượt xem
Tôi nên làm tổng hợp combo ngực bụng hay làm từng thủ thuật riêng lẻ?
Tôi là một bà mẹ 4 con, 35 tuổi. Tôi và chồng không còn ý định đẻ thêm nữa, bây giờ tôi cao 1m73 và nặng 81kg. Tôi không có ý định làm phẫu thuật cho đến khi giảm được xuống mức cân lý tưởng hơn. Nhưng mà tôi không quyết định được liệu combo ngực bụng có phải thủ thuật tối ưu dành cho tôi hay không. Tôi muốn ngực mình được kéo lên cao hơn và bụng được làm phẳng hơn. Xin hãy cho tôi biết liệu combo ngực bụng có phải con đường tốt nhất mà tôi nên theo đuổi trong quá trình tìm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hay không?
- 12 trả lời
- 467 lượt xem
Tôi nên làm gì với dịch bị ứ đọng giữa da và cơ sau tạo hình thành bụng và hút mỡ?
Tôi đã làm tạo hình thành bụng, hút mỡ và treo ngực sa trễ khoảng 8 tháng trước. Kể từ đó tôi mặc gen nịt bụng hoặc băng ép. Giữa da và cơ đã có dịch tích tụ. Chụp CT đã xác nhận điều này. Mặc băng ép khiến tôi có cảm giác đau nhói và gen nịt bụng không cho cảm ôm chắc như bình thường. Xin hãy cho tôi lời khuyên, mấy ngày nước tôi đi tái khám rồi nhưng tôi đang bị đau rất nhiều.
- 2 trả lời
- 431 lượt xem