Ống dẫn lưu thải ra một cục máu đông to sau tạo hình thành bụng thì có đáng lo không?
Việc nhìn thấy máu đông trong tuần đầu tiên sau tạo hình thành bụng khá là bình thường. Điều này có thể cho thấy bạn đã bị chảy máu một chút sau khi làm phẫu thuật và phần máu này đang được đưa ra ngoài qua ống dẫn lưu. Nhớ thông báo điều này cho bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn. Nếu cục máu đông làm tắc ống dẫn lưu, bạn có thể bị tụ máu hoặc tụ dịch dưới da bụng. Nếu tiếp tục có máu đông chảy ra kèm theo máu đỏ tươi thì có thể bạn đang bị chảy máu. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn là người có thể đưa ra lời khuyên về hướng điều trị thích hợp.
Mục đích của việc đặt ống dẫn lưu là để làm sạch máu/dịch/máu đông... Nếu các cục máu đông cản trở quá trình dẫn lưu dịch vào bầu đựng thì bạn có thể làm như sau:
1. Mở nắp để tháo bầu hút
2. Lấy tăm bông tẩm cồn hoặc gạc ẩm "tuốt" ống dẫn lưu về phía bầu hút, giữ ống gần bụng
3. Tiếp tục tuốt cho đến khi cục máu đông vỡ thành các mảnh nhỏ
4. Bóp bầu và đóng nắp, chờ xem dịch có chảy ra bình thường không
5. Nếu không, tiếp tục lặp lại các bước từ 1-4 nhiều lần
6. Nếu cách này không có hiệu quả, để bác sĩ phẫu thuật thông ống dẫn lưu bằng kỹ thuật vô trùng... cho đến khi có dòng chảy bình thường.
7. Tiếp tục sử dụng ống dẫn lưu cho đến khi không còn máu đông nữa và dịch màu vàng nhạt chảy ra ít hơn 20-25 ml/ống trong vòng 24 giờ.
Bác sĩ phẫu thuật của bạn nên khám và đánh giá bạn thường xuyên để chắc chắn rằng bạn không bị tích tụ máu dưới da.
Xuất hiện cục máu đông trong ống dẫn lưu sau tạo hình thành bụng không phải chuyện kỳ lạ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bệnh nhân vuốt ống dẫn lưu để đẩy cục máu đông vào trong bầu hút. Nếu không làm thế, ống dẫn lưu có thể bị tắc và không hoạt động bình thường. Tất nhiên, bạn nên thông báo cho bác sĩ phẫu thuật của bạn biết khi ống dẫn lưu không hoạt động bình thường.
Không có gì lạ khi máu đông và tơ huyết xuất hiện trong ống dẫn lưu sau phẫu thuật. Đây là một hiện tượng bình thường, xử lý bằng cách thường xuyên vuốt ống dẫn lưu. Mặc dù hiện tượng này có thể khiến bệnh nhân lo lắng nhưng thực ra nó khá là bình thường. Nếu có nhiều máu chảy ra thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ngay lập tức. Tình huống đó có thể đồng nghĩa với việc có vấn đề nghiêm trọng hơn đang xảy ra, ví dụ như tụ máu ở bụng. Trong những trường hợp này, cần báo cho bác sĩ biết.
Mỗi khi trong cơ thể có khoảng trống, cơ thể sẽ có xu hướng lấp đầy khoảng trống đó bằng huyết thanh (loại dịch lỏng màu vàng hay tiết ra từ các vết thương mới). Hiện tượng này tương tự như khi bạn bị phồng rộp: lớp trên cùng của da bị tách ra và chất lỏng lấp đầy khoảng trống đó. Khi làm tạo hình thành bụng, giữa da/mỡ và cơ bụng có một khaongr trống. Hầu hết bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ đặt ống dẫn lưu để loại bỏ chất lỏng này trong lúc cơ thể tiết ra nó, cho tới khi lớp mỡ liền lại với lớp cơ. Khi đó dịch không còn được tiết ra nữa vì không còn khoảng trống để chứa dịch. Khoảng thời gian từ lúc làm phẫu thuật tới thời điểm đó thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Một số bệnh nhân có tốc độ hồi phục nhanh hơn, do đó các lớp dính lại với nhau nhanh hơn. Ngoài ra, bạn càng di chuyển, vặn vẹo vùng bụng, thì các lớp này càng chậm liền lại với nhau do chúng di chuyển cọ xát với nhau.
Chất lỏng chảy ra từ ống dẫn lưu ban đầu có thể có màu đỏ sẫm và cuối cùng chuyển sang màu hồng sau đó màu vàng. Điều này là do chỉ cần một ít máu là chất dịch này sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm. Ngoài ra, ban đầu có thể chảy ra rất nhiều dịch (vài trăm ml trong ngày đầu tiên là bình thường) và sẽ ít đi đáng kể trong vài ngày tới. Một khi chất lỏng chảy ra ít đến mức mà bác sĩ phẫu thuật của bạn cảm thấy hài lòng (thường là 25-50 ml trong vòng 24 giờ) thì có thể rút ống dẫn lưu.
Hầu hết bệnh nhân không cảm thấy khó chịu khi rút ống dẫn lưu. Gần đây, phẫu thuật tạo hình thành bụng 'không ống dẫn lưu' đã trở nên phổ biến hơn. Lớp mỡ được khâu luôn vào với lớp cơ từ xương sườn kéo dần dần xuống đường rạch bên dưới. Cách này làm không gian để dịch tích tụ nhỏ hơn rất nhiều, nhờ đó có thể làm tạo hình thành bụng mà không cần đặt ống dẫn lưu cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân của các bác sĩ phẫu thuật khác đã tìm đến tôi vì họ bị tụ dịch sau phẫu thuật mặc dù được khâu theo cách này. Đây không phải là lỗi của bác sĩ phẫu thuật, mà chỉ là một số bệnh nhân không liền đủ nhanh hoặc họ tiết ra nhiều chất lỏng hơn mức cơ thể có thể tự hấp thụ. Việc có máu đông chảy vào bầu hút là hiện tượng bình thường. Bạn nên vuốt ống về phía bầu hút để thúc đẩy máu đông chảy ra ngoài, điều này sẽ tránh làm tắc ống.
Sau khi làm tạo hình thành bụng, thông thường sẽ có các cục máu đông chảy ra từ ống dẫn lưu. Rắc rối duy nhất mà các cục máu đông có thể gây ra làm tắc ống dẫn lưu, làm cho việc thoát dịch không hiệu quả. Hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cách làm sạch đường ống nếu bị tắc. Với phương pháp làm tạo hình thành bụng mới, ống dẫn lưu thường được dùng trong năm đến bảy ngày, thay vì mười đến mười lăm ngày như thường lệ và sẽ dẫn ra ít dịch hơn nhưng không hiếm trường hợp xuất hiện cục máu đông.
Cách loại bỏ da thừa nhăn nheo chảy xệ sau khi mang thai?
Liệu Combo ngực bụng Mommy Makeover có loại bỏ hết da thừa lỏng lẻo cho phụ nữ sau sinh không?
- 19 trả lời
- 1790 lượt xem
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bụng chảy xệ sau khi mang thai?
Tôi thực sự không an tâm sau khi đã mổ đẻ 2 lần. Tôi đã cố gắng nhịn ăn và ăn kiêng nhưng không có tác dụng gì với cái bụng khủng khiếp của tôi. Tôi cứ khóc suốt, các bác sĩ có thể làm ơn cho tôi biết tôi phải xử lý vấn đề này như thế nào đây?
- 9 trả lời
- 589 lượt xem
Làm combo ngực bụng thì có ảnh hưởng gì đến việc mang thai sau này hay không?
Tôi năm nay 24 tuổi, cao 1m73, nặng 56,7 kg, hiện đã sinh 1 bé. Tôi muốn làm tạo hình thành bụng và treo ngực sa trễ (muốn ngực cup A nhưng không thích đặt túi độn). Tôi bị tách cơ bụng và có một ổ thoát vị rốn to khoảng 2,5 cm. Cơ thể tôi khá thon gọn, tôi tập cardio 4 ngày và tập tạ 3 ngày một tuần. Hai tháng nữa là tôi có lịch đi tư vấn bác sĩ. Nếu sau này tôi mà mang thai thì liệu tạo hình thành bụng và treo ngực sa trễ có gây biến chứng gì không? Liệu tôi có thể cho con bú (khi đã rạch treo sa trễ hình kẹo mút) được không? Khả năng tôi cần phải sinh mổ có tăng lên không? Có thể tôi sẽ muốn sinh thêm con, nhưng không phải trong vòng 5 năm tới.
- 6 trả lời
- 496 lượt xem
Liệu combo ngực bụng có làm cơ thể tôi đẹp hơn so với lúc trước khi mang thai không?
Tôi đã lên lịch làm combo ngực bụng Mommy Makeover vào tháng sau. Một khi ca phẫu thuật hoàn tất, liệu kết quả có so sánh được với cơ thể tự nhiên trước phẫu thuật của tôi không? Tôi 20 tuổi, cao 1m67, nặng 72,5 kg. Trước khi mang thai tôi có cân nặng nhỏ nhất là 56 kg, cân nặng lúc mang thai là 6,5 kg. Mang thai làm tôi tăng 29,5 kg, 12-13 kg là do tích nước vào tháng thứ 8 (trong lúc mang bầu tôi tập yoga 2 lần một tuần, ngày nào cũng đi bộ và ăn uống hạn chế muối). Do sinh nở và gặp biến chứng sau sinh, chồng và tôi đã quyết định không sinh thêm nữa. Nỗ lực giảm cân của tôi đã bị gián đoạn nhiều lần do những biến chứng này nên giờ cân nặng của tôi giao động nhiều hơn trước. Liệu những yếu tố này có ảnh hưởng đén kết quả của tôi không?
- 8 trả lời
- 430 lượt xem