Tiêm filler Radiesse có những rủi ro gì?
Radiesse là một chất làm đầy rất phù hợp để làm đầy những vùng bị hóp và nếp nhăn ở nhiều vị trí trên khuôn mặt ví dụ như rãnh mũi - má với tỉ lệ rủi ro thấp nếu như được tiêm bởi người có chuyên môn, kinh nghiệm.
Tuy nhiên, sau khi tiêm Radiesse, khách hàng vẫn sẽ gặp hiện tượng bầm tím, sưng đỏ và đau tại vị trí tiêm. Trong một số trường hợp, Radiesse còn làm hình thành cục cứng hay u hạt có thể sờ và nhìn thấy trên da. Nhưng điều này thường chủ yếu xảy ra trong những trường hợp mà chất làm đầy được tiêm vào những vị trí có cơ hoạt động nhiều và da mỏng. Vì lý do này nên cần tránh tiêm Radiesse vào rãnh nước mắt và môi.
Bên cạnh đó, nếu không được tiêm chính xác, Radiesse hay bất cứ loại chất làm đầy nào khác cũng có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng hơn như mù lòa hay hoại tử da. Do đó, bạn nên tìm đến những bệnh viện thẩm mỹ có uy tín để đảm bảo an toàn và trước khi tiêm nên nói rõ cho bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang dùng cũng như là vấn đề sức khỏe bạn đang mắc phải để xem có vấn đề gì có thể xảy ra khi tiêm hay không.
Radiesse là một lựa chọn rất phù hợp để khôi phục sự đầy đặn cho má hóp và xóa mờ nếp nhăn hai bên mũi nhưng không nên tiêm chất làm đầy này vào vùng dưới mắt và môi. Giống như tất cả các chất làm đầy khác, Radiesse cũng có một số vấn đề như kết quả không như mong muốn, bầm tím tạm thời, nhiễm trùng, sưng, dị ứng, tắc nghẽn mạch máu… nhưng Radiesse thường gây sưng nhiều hơn các chất làm đầy khác. Ngoài ra, Radiesse còn có thể bị vón cục nếu như tiêm quá nhiều vào một vị trí hoặc hình thành u hạt do phản ứng viêm của cơ thể để chống lại chất lạ từ bên ngoài nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra. Không giống như các chất làm đầy hyaluronic acid, Radiesse được tạo nên từ canxi hydoxylapatite. Đây là chất không thể tiêm tan như các chất làm đầy hyaluronic acid nên một khi xảy ra những vấn đề này thì sẽ không thể khắc phục được.
Radiesse có thể làm đầy các nếp nhăn, má hóp và còn được tiêm vào mu bàn tay để trẻ hóa bàn tay nhưng không được tiêm chất làm đầy này vào môi, rãnh nước mắt hay dưới mắt do đây là những vị trí có da mỏng. Radiesse phù hợp nhất cho những vùng cần tiêm sâu và cấu trúc xương hỗ trợ chẳng hạn như má, quai hàm và bàn tay. Chất làm đầy này có kích thước hạt to và chắc nên sẽ dễ bị lộ nếu tiêm vào những vùng có da mỏng. Sau khi tiêm thường sẽ xảy ra những hiện tượng bình thường như sưng, bầm tím, đỏ và cảm giác cứng ở vùng tiêm. Nhưng đôi khi có thể sẽ xảy ra những vấn đề bất thường như hình thành u hạt hay cục cứng dưới da hoặc gây tắc nghẽn mạch máu. Khi xảy ra những vấn đề này thì sẽ không có cách nào có thể làm tan được mà phải chờ cho chất làm đầy tự tan. Tuy nhiên, nếu được tiêm bởi người có trình độ và kinh nghiệm thì xác suất xảy ra biến chứng và rủi ro là tương đối thấp.
Các chất làm đầy HA như Voluma, Juvederm hay Restylane cũng có một số rủi ro nhất định nhưng có thể tiêm một loại enzyme đặc biệt để làm tan trong trường hợp xảy ra vấn đề không mong muốn.
Giống như các filler khác, sau khi tiêm Radiesse xong, bạn cũng sẽ gặp các hiện tượng như sưng, bầm tím và đỏ. Đây là những hiện tượng bình thường, xảy ra phổ biến sau khi tiêm filler và tự hết nhanh chóng. Bạn nên tránh các loại thuốc và viên uống có chứa chất làm loãng máu, chẳng hạn như ibuprofen, aspirin, vitamin E, dầu cá,...trong một thời gian trước và sau khi tiêm để giảm mức độ sưng, bầm tím. Ngoài ra, có thể sử dụng arnica dạng uống hoặc bôi để giảm thâm tím. Do không thể tiêm tan Radiesse như filler HA nên hãy chọn tiêm ở những nơi tin cậy, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để tránh xảy ra rủi ro.
Cũng giống như các filler khác, một số vấn đề có thể xảy ra sau khi tiêm Radiesse gồm có bầm tím, kích ứng nhẹ, sưng đỏ, ngứa, nhạy cảm, đau… Radiesse gây sưng nhiều hơn so với filler HA nhưng có thể dễ dàng kiểm soát bằng các loại thuốc giảm đau Ibuprofen và chườm đá. Hầu hết khách hàng đều bị sưng 24 đến 48 tiếng sau tiêm. Ngoài ra, Radiesse còn có một số vấn đề riêng ví dụ như vón cục và không thể làm tan dễ dàng như các filler hyaluronic acid nên sẽ rất khó mà khắc phục nếu xảy ra các vấn đề này.
Một trong những rủi ro lớn nhất khi tiêm Radiesse là nổi cục có thể sờ hoặc nhìn thấy trên bề mặt da. Vấn đề này thường xảy ra do tiêm vào vị trí không thích hợp như môi, rãnh nước mắt và bất cứ vị trí nào có da mỏng. Một khi đã xảy ra vấn đề này thì sẽ không thể cứu vãn bằng cách tiêm chất làm tan giống như filler hyaluronic acid mà sẽ phải làm tiểu phẫu cắt bỏ hoặc chờ cho filler tự tan đi. Đối với môi và rãnh nước mắt thì các loại filler hyaluronic acid như Juvederm hay Restylane vẫn là lựa chọn phù hợp nhất.
Radiesse là một filler đặc hơn, có thành phần chính là canxi hydroxylapatite và có khả năng làm đầy những vùng hóp và nếp nhăn sâu.
Vì Radiesse có màu trắng đục nên sẽ tạo nên vệt màu trắng trên môi và ngoài ra còn tạo thành cục cứng nên chất làm đầy này không được khuyến khích tiêm vào môi.
Radiesse được tạo nên từ canxi hydroxylapatite chứ không phải hyaluronic acid nên nếu lỡ xảy ra vấn đề không mong muốn ví dụ như vón cục thì sẽ không dễ bị làm tan như các filler HA. Bên cạnh đó, vì canxi hydroxylapatite cũng là chất có trong xương nên Radiesse có thể hiển thị trên ảnh chụp X-quang. Ngoài môi ra thì cũng không nên tiêm Radiesse vào những vùng da mỏng như bên dưới mắt vì nó có thể bị lộ qua da dưới dạng những cục màu trắng.
Radiesse cũng gây nên các vấn đề tương tự như các chất làm đầy khác, gồm có bầm tím, sưng và đỏ nhưng những hiện tượng này thường tự khỏi sau từ 7 - 14 ngày.
Những vị trí tiêm Radiesse phổ biến mà là rãnh mũi - má, rãnh môi - hàm, khóe miệng hoặc má để khắc phục tình trạng má hóp.
Loại filler này phù hợp nhất cho rãnh mũi – má, nếp nhăn ở khóe miệng và làm đầy hai bên má hóp. Vì Radiesse có màu trắng nên đôi khi có thể nhìn thấy được qua da nếu tiêm quá sát bề mặt da. Ngoài ra, nó còn có thể vón cục và lồi lõm khi tiêm vào môi. Vì những lí do này nên không được tiêm Radiesse vào môi hoặc những vùng mô mỏng ví dụ như gần mí mắt dưới.
Khi tiêm, tốt nhất chỉ nên tiêm ít một, từ 1 – 2cc mỗi lần để làm đầy má hoặc làm mờ các nếp nhăn một cách từ từ rồi mới tiêm thêm nếu cần. Bằng cách này, hiệu quả làm đầy của filler có thể kéo dài lâu hơn và tránh được tình trạng tiêm quá mức. Khi tiêm quá nhiều filler một lúc, vị trí tiêm sẽ sưng nặng hơn và rất khó chỉnh sửa.
Có thể tiêm Radiesse để làm đầy môi không?
Em định tiêm filler làm đầy môi nhưng muốn chọn loại filler nào đó bền lâu một chút. Em nghe nói Radiesse có thể được 1 năm. Vậy có thể làm đầy môi bằng Radiesse không?
- 8 trả lời
- 663 lượt xem
Bao lâu thì cục cứng do tiêm Radiesse mới biến mất?
Tôi mới tiêm filler Radiesse vào dưới mắt và bây giờ chỗ đấy bị đỏ và nổi cục. Bây giờ tôi đang rất hối hận. Tôi mới tiêm được 2 tháng rưỡi thôi nên không biết bao giờ thì filler mới tan và cục cứng biến mấy?
- 8 trả lời
- 1624 lượt xem
Sưng sau khi tiêm Radiesse kéo dài bao lâu?
Tôi sắp tiêm filler Radiesse nên muốn hỏi sau khi tiêm thì sẽ bị sưng khoảng bao lâu?
- 7 trả lời
- 680 lượt xem
Có nên tiêm Radiesse để trị bọng mắt không?
Tôi 27 tuổi và đang định sẽ tiêm filler Radiesse vào dưới mắt để giảm bớt bọng mắt nhưng thấy nói là không nên tiêm vào dưới mắt. Có đúng là như vậy không?
- 8 trả lời
- 817 lượt xem
Có thể tiêm Radiesse vào đường viền hàm dưới không?
Chỗ quanh hàm dưới của tôi đang bắt đầu bị chảy xệ và tôi nghe nói có thể tiêm chất làm đầy là khắc phục được mà không cần phải phẫu thuật. Nếu vậy thì có thể tiêm Radiesse không hay nên chọn loại chất làm đầy khác?
- 6 trả lời
- 1225 lượt xem